Lúa chất lượng cao và cấp mã số vùng trồng cho xuất khẩu

lua-chat-luong-cao

Kiên Giang hiện nay là tỉnh sản xuất lúa với diện tích lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Với tổng diện tích gieo trồng của mỗi năm đạt trên 700.000ha. Cũng vì vậy mà quanh năm trên đồng ruộng của tỉnh Kiên Giang đều có lúa được gieo trồng. Không chỉ có mùa vụ sản xuất đa dạng mà tỉnh này còn sản xuất theo quy trình tiên tiến với các giống lúa chất lượng cao. Vì vậy ngoài việc cung cấp trên thị trường nội địa thì tỉnh Kiên Giang cũng hướng tới xuất khẩu. Theo đó, chú trọng vào việc cấp mã số vùng trồng và duy trì các vùng đã được cấp mã để phục vụ cho việc xuất khẩu.

Tập trung thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao

Tỉnh Kiên Giang với vụ lúa đông xuân 2023-2024 đã có kế hoạch gieo trồng là khoảng 279.000ha. Với tỷ lệ 95% diện tích gieo trồng trở lên là canh tác lúa chất lượng cao và đạt được sản lượng dự kiến hơn 2 triệu tấn. Để thực hiện cũng như phát triển nhiều hơn những kế hoạch, chất lượng canh tác sản xuất lúa, tỉnh Kiên Giang đã phổ biến thực hiện nhiều kế hoạch và luôn khuyến cáo nhà nông canh tác đúng kỹ thuật, tăng hiệu quả sản xuất.

Tinh-kien-giang-tap-trung-thuc-day-san-xuat-lua-chat-luong-cao
Tỉnh Kiên Giang tập trung thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao

Các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo và thúc đẩy việc canh tác, sản xuất lúa

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, ông Lê Hữu Toàn, cho biết rằng ngành luôn thực hiện khuyến cáo nhà nông theo tốt các biện pháp kỹ thuật vừa tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng nông sản vừa giảm được chi phí đầu vào. Chẳng hạn như:

  • Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
  • Phương pháp “3 giảm – 3 tăng – 1 phải – 5 giảm”. 
  • Cơ giới hóa đồng bộ trong tất cả các khâu sản xuất, cấy máy hay sạ cụm.
  • Gieo sạ thưa với lượng lúa giống là từ khoảng 80-100kg/ha.
  • Ưu tiên sử dụng, gieo trồng các giống lúa chất lượng cao. Cũng như hướng tới gia tăng diện tích sử dụng các giống lúa đạt chất lượng.
  • Định hướng theo thị trường và khuyến cáo nhà nông canh tác các giống lúa được ưa chuộng trên thị trường.
  • Xây dựng lịch xuống giống phù hợp với từng vùng, địa phương sản xuất để ứng phó với hạn mặn vào cuối vụ. Cụ thể là tập trung xuống giống sớm, gieo sạ dứt điểm vào khoảng cuối của tháng 12/2023.
  • Khuyến cáo nhà nông tranh thủ để bơm tát nước, vệ sinh đồng ruộng hay làm đất.

Đặc biệt, tỉnh khuyến khích tập trung sản xuất theo xu hướng chuỗi giá trị. Đảm bảo hướng nông nghiệp hữu cơ an toàn, đồng thời kết hợp với phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Su-dung-ky-thuat-may-moc-tien-tien-de-san-xuat-lua-chat-luong-cao
Sử dụng các kỹ thuật, máy móc tiên tiến để sản xuất lúa chất lượng cao

Sản xuất theo liên kết cánh đồng lớn, chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Bên cạnh các giải pháp đảm bảo lúa chất lượng cao như trên thì ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang cũng phối hợp với các địa phương khuyến khích xây dựng và tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn và thực hiện liên kết chuỗi sản xuất. Cũng như thực hiện liên kết sản xuất theo các chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Biện pháp này sẽ giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả về sản xuất. 

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động chọn giống. Tuy nhiên giống phải đảm bảo về chất lượng, được cấp xác nhận và canh tác theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm. Với mật độ gieo sạ thưa dưới 100kg lúa giống trên 1 ha. Nhà nông được khuyến khích sử dụng đầu vào là các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh để giảm lượng hóa học sử dụng, nâng cao chất lượng nông sản. Theo đó, mục tiêu tăng cường liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm phù hợp theo xu hướng của thị trường sẽ được đẩy mạnh.

Nhà nông tham gia vào sản xuất theo cánh đồng lớn sẽ được tập huấn kỹ thuật. Đồng thời được hỗ trợ, kiểm tra bởi các cán bộ khuyến nông nhằm đảm bảo đúng quy trình sản xuất, đảm bảo nông sản, lúa chất lượng cao. Bên cạnh đó, về liên kết tiêu thụ sản xuất thì các doanh nghiệp tham gia trong cánh đồng lớn cũng đã được chọn lọc, uy tín và gắn kết lâu dài với nhà nông.

San-xuat-lua-chat-luong-cao-theo-lien-ket-canh-dong-lon-chuoi-san-xuat-tieu-thu
Sản xuất lúa chất lượng cao theo liên kết cánh đồng lớn, chuỗi sản xuất, tiêu thụ

Kết quả trong năm 2023, toàn tỉnh có 1.334 cánh đồng lớn với diện tích vào khoảng 167.225ha. Trong đó có 120.700ha diện tích, gồm 1.026 cánh đồng lớn có liên kết tiêu thụ. Với biện pháp này sẽ giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi, đồng thời giúp nhà nông sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và đặc biệt là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó như EU, Nhật Bản, Mỹ,…

Đảm bảo lúa chất lượng cao, hướng tới cấp mã số vùng trồng cho việc xuất khẩu

Theo Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh Kiên Giang thì đa số các thị trường khó tính hiện nay đều có yêu cầu về nông sản phải có mã số vùng trồng thì mới cho phép xuất khẩu sang các thị trường này. Mã số vùng trồng không chỉ có vai trò là “giấy thông hành” đáp ứng yêu cầu về nông sản nói chung và lúa chất lượng cao nói riêng của các thị trường khó tính mà còn giúp nông sản Việt có thể thuận lợi vươn ra thế giới. Đồng thời, với mục tiêu được cấp mã số vùng trồng thì nhà nông cũng sẽ ý thức hơn về vấn đề sản xuất đạt chất lượng, kỹ thuật.

Tăng cường cấp mã số vùng trồng và duy trì các vùng đã được cấp mã nhằm phục vụ cho xuất khẩu

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích sản xuất lúa đáp ứng chất lượng được cấp mã số vùng trồng là 11.886ha với 325 mã. Sản lượng mỗi năm trên 147.000 tấn và đã được đăng ký xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ hay Nhật Bản.

San-xuat-lua-chat-luong-cao-de-thuc-day-cap-ma-so-vung-trong-phuc-vu-xuat-khau
Sản xuất lúa chất lượng cao để thúc đẩy cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Không dừng lại ở đó, từ năm 2022 thì Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh Kiên Giang cũng thực hiện tăng cường thiết lập, quản lý và cấp mới mã số vùng trồng. Cụ thể vào năm 2022 thì đã cấp được 165 mã số vùng trồng cho 13 loại cây nhằm phục vụ đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu. Theo TS Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng Trọt – BVTV Kiên Giang thì thời gian tới cũng sẽ tăng cường cấp mới mã số. Song song là duy trì các vùng trồng đã được cấp mã canh tác theo quy trình an toàn thị trường đăng ký và đảm bảo nông sản, lúa chất lượng cao được sản xuất.

Điều kiện cấp mã số vùng trồng lúa phục vụ cho việc xuất khẩu nông sản chất lượng cao 

Việc thúc đẩy cấp mã số vùng trồng để phục vụ cho xuất khẩu cũng cần tuân thủ các điều kiện nhất định. Cụ thể, nhân sự chủ chốt phải tham gia vào tập huấn và được cấp giấy chứng nhận. Qua đó mới có thể hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp mã vùng trồng. Để hỗ trợ cho điều kiện này thì từ tháng 7/2023 cho đến nay, Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang cũng đã tổ chức 68 lớp tập huấn trên 15 loại cây trồng. Tổng số người tham dự và được cấp chứng nhận là 1.796 người.

Đặc biệt đối với cây lúa thì đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng sẽ cho nhà nông có vùng sản xuất lúa chất lượng gắn với liên kết thị trường theo hướng chuỗi giá trị. Đồng thời thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ an toàn theo “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2030” trên tỉnh Kiên Giang. Và theo “Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải khí nhà kính” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại “Festival Quốc tế Ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”.

Dieu-kien-san-xuat-nong-san-lua-chat-luong-cao-de-duoc-cap-ma-so-vung-trong
Điều kiện sản xuất nông sản, lúa chất lượng cao để được cấp mã số vùng trồng

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao và chú trọng cấp mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu mà Netagro muốn nói đến. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón chất lượng cho cây lúa đạt chuẩn, thuận lợi hướng tới cấp mã số vùng trồng thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *