Kali giúp cây chống chịu stress sinh học và phi sinh học

Kali-giup-cay-chong-chiu-stress

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng sẽ phải đối mặt với các yếu tố bên ngoài môi trường cũng như bệnh, tổn thương bên trong gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến cây bị căng thẳng. Hay có thể gọi là stress. Vì stress có thể cản trở sự phát triển của cây trồng, hay thậm chí khiến cây không thể tiếp tục sống nên nhà nông cần có biện pháp hỗ trợ cây trồng chống chịu stress. Trong đó vai trò của Kali giúp cây chống chịu stress sinh học và phi sinh học là rất hiệu quả và cần thiết.

Kali giúp cây chống chịu stress như thế nào?

Kali là một nguyên tố đa lượng quan trọng cho cây trồng. Với khả năng của mình, Kali tham gia vào nhiều quá trình sinh lý, sinh hóa bên trong của thực vật. Nhờ đó mà giúp cây trồng phát triển được thuận lợi và năng suất. Nhà nông trong quá trình chăm sóc cây trồng luôn cần phải chú ý đến nhu cầu của cây để bổ sung đầy đủ Kali. Đặc biệt là trong các giai đoạn cây gặp phải nhiều điều kiện bất lợi thì vai trò của Kali giúp cây chống chịu stress cả sinh học lẫn phi sinh học là rất quan trọng, cần thiết. Cụ thể stress là gì và vai trò của Kali đối với cây trồng như thế nào mà có thể hỗ trợ cây chống chịu stress, nhà nông hãy cùng Netagro tìm hiểu ở những thông tin tiếp sau đây nhé!

Vai-tro-quan-trong-cua-kali-giup-cay-chong-chiu-stress-trong-qua-trinh-phat-trien
Vai trò quan trọng của Kali giúp cây chống chịu stress trong quá trình phát triển

Stress sinh học và phi sinh học là gì?

Stress sinh học có thể hiểu là áp lực về mặt sinh học gây thiệt hại cho cây trồng do các vi sinh vật tác động. Bao gồm các sinh vật như nấm, vi khuẩn, virus, côn trùng hay cỏ dại. Trong đó nấm được biết là gây ra nhiều bệnh ở thực vật hơn và gây nhiều stress hơn bất kỳ tác động nào khác. Vi sinh vật có thể gây cho thực vật các bệnh như héo lá, thối rễ,… Côn trùng thì có thể gây ra các tổn thương vật lý nghiêm trọng cho cây,… Những áp lực sinh học do các vi sinh vật gây hại tạo ra sẽ gây stress sinh học lên cây trồng, gây cản trở đối với sự phát triển của cây. 

Stress phi sinh học là những căng thẳng, tác động khi cây phải sống ở một môi trường bất lợi, gây hại đến sinh trưởng của cây. Những yếu tố có thể dẫn đến stress phi sinh học là nước, nhiệt độ, gió,… xuất hiện trong các loại thời tiết khác nhau gây ra điều kiện môi trường bất lợi.

Cả 2 loại stress sinh học và phi sinh học đều khiến cho cây trồng giảm mạnh về năng suất phát triển. Do đó mà nhà nông cần phải có biện pháp hỗ trợ cây khắc phục những căng thẳng này. Và vai trò của Kali đối với cây trồng, bao gồm Kali giúp cây chống chịu stress là một sự lựa chọn hiệu quả.

Kali-giup-cay-chong-chiu-stress-sinh-hoc-va-phi-sinh-hoc
Kali giúp cây chống chịu stress sinh học và phi sinh học

Kali đối với cây trồng có những vai trò như thế nào?

Kali là dưỡng chất đa lượng cần thiết cho cây. Nhờ tham gia hỗ trợ, kích thích các quá trình bên trong cây trồng mà Kali có thể mang lại nhiều tác động tích cực lên cây, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ kích hoạt enzyme làm chất xúc tác cho các phản ứng hóa học của cây.
  • Mở rộng giúp hoạt động của khí khổng được mạnh mẽ hơn, giúp các chất khí bên trong cây sẽ di chuyển ra vào được tự do.
  • Vai trò quan trọng trong hỗ trợ quang hợp của cây.
  • Giúp vận chuyển các dưỡng chất như đường, nước, dinh dưỡng,…
  • Hỗ trợ cây tổng hợp protein, tinh bột giúp cây cho năng suất cao, nông sản chất lượng.

Thông qua những vai trò trên, Kali góp phần đáng kể giúp cây chống chịu trước các tác nhân gây căng thẳng. Giúp cây vượt qua stress mà không phải chịu quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực. 

Kali giúp cây chống chịu stress sinh học

Nhiều trường hợp đã chứng minh rằng cây trồng được cung cấp đủ Kali sẽ khó bị nhiễm bệnh hơn cây thiếu Kali. Thông qua việc cung cấp bổ sung đủ Kali giúp cây chống chịu stress sinh học, cây trồng sẽ được hỗ trợ:

Kali-giup-cay-chong-chiu-stress-sinh-hoc-giup-cay-phat-trien-thuan-loi-it-benh
Kali giúp cây chống chịu stress sinh học, giúp cây phát triển thuận lợi, ít bệnh
  • Lượng phân bón Kali tăng giúp làm giảm tỷ lệ bệnh đốm vằn, thối thân ở cây. 
  • Kali được cung cấp có trong phiến lá càng nhiều thì bệnh ở lá càng ít nghiêm trọng.
  • Phân bón Kali được cung cấp sẽ làm giảm sự xâm nhập của côn trùng gây bệnh.
  • Nồng độ K+ cao làm cho sự cạnh tranh dinh dưỡng của mầm bệnh sẽ giảm đi. Qua đó cho phép cây trồng sử dụng nguồn lực dinh dưỡng để xây dựng vách tế bào mạnh hơn.
  • Hạn chế mầm bệnh trong không khí do tác dụng của Kali giúp khí khổng hoạt động được bình thường, không bị chậm tạo cơ hội cho mầm bệnh tiến vào.
  • Quá trình tổng hợp protein, tinh bột hay xenlulozơ tăng qua sự hỗ trợ của Kali sẽ làm giảm nồng độ của các chất có trọng lượng phân tử thấp – những chất quan trọng đối với sự xâm nhập của nấm bệnh, côn trùng,…
  • Tăng nồng độ phenol giúp sức đề kháng của cây trồng cũng được tăng lên.

Kali giúp cây chống chịu stress phi sinh học

Bên cạnh các stress sinh học thì stress phi sinh học đến từ điều kiện môi trường cũng khiến cây trồng bị cản trở trong phát triển. Khi đó, vai trò của Kali giúp cây chống chịu stress phi sinh học sẽ được phát huy nếu nhà nông chú ý cung cấp đầy đủ lượng Kali mà cây trồng cần. Giúp cây vượt qua được giai đoạn thời tiết bất lợi mà không phải chịu quá nhiều ảnh hưởng, nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh. Qua đó đảm bảo cho nhà nông năng suất cũng như chất lượng của nông sản.

Kali-giup-cay-chong-chiu-stress-phi-sinh-hoc-tu-moi-truong
Kali giúp cây chống chịu stress phi sinh học từ môi trường

Hỗ trợ cây trồng chống chịu stress hạn

Cây trồng ở các vùng có khí hậu khô và bán khô hạn phải đối mặt với stress hạn do hạn chế của sự hữu dụng về nước trong đất. Dẫn đến việc bị hư hại về lá, ảnh hưởng khả năng phát triển và giảm năng suất cây trồng.

Trong thời kỳ stress khô hạn thì sự khuếch tán của dinh dưỡng đến rễ đều bị hạn chế, kể cả sự hấp thụ Kali. Khi đó, nếu duy trì đủ Kali cho cây trồng, bổ sung lượng Kali hợp lý thì sẽ giúp hạn chế được tình trạng thiếu Kali của cây trong giai đoạn stress hạn. Qua đó, Kali giúp cây chống chịu stress đối với căng thẳng khô hạn của cây trồng.

Hỗ trợ cây trồng chống chịu stress mặn

Stress mặn diễn ra khi nồng độ muối trong đất cao làm cho rễ cây khó lấy nước hơn, làm cây bị rối loạn cân bằng nước. Ngoài ra thì nồng độ muối tồn tại trong mô thực vật cao còn có thể gây độc. Gây ảnh hưởng đến giải phẫu lá cũng như các quá trình sinh lý của cây trồng.

Khi đó, cây trồng cần Kali giúp cây chống chịu stress, cần K+ để cạnh tranh với Na+ ở các vị trí quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Vì giai đoạn stress mặn này, do ảnh hưởng của Na+ mà K+ bị cản trở và ức chế hoạt động rất nhiều. Nhà nông cung cấp Kali cho cây trồng sẽ giúp đảm bảo cho hàm lượng K+ trong tế bào ở ngưỡng nhất định và duy trì được tỷ lệ về K+/Na+ trong cytosolic cao. Qua đó giúp tăng khả năng phát triển và chịu mặn của cây.

Kali-giup-cay-chong-chiu-stress-man
Kali giúp cây chống chịu stress mặn

Cung cấp Kali tăng sẽ giúp mô thực vật tích lũy được lượng K+ cao, dẫn đến tỷ lệ K+/Na+ tăng và làm giảm nồng độ Na+ gây ra những bất lợi cho cây trồng, hạn chế ảnh hưởng của stress mặn. 

Hỗ trợ cây trồng chống chịu stress lạnh

Stress lạnh gây tác động xấu đến cây trồng thông qua ức chế các phản ứng trao đổi chất, ảnh hưởng quá trình thẩm thấu và oxy hóa. Ngoài ra còn có thể phá hủy quá trình quang hợp, làm giảm hiệu quả của các enzym chống oxy hóa.

Với trường hợp căng thẳng do lạnh, Kali giúp cây chống chịu stress lạnh bằng cách hỗ trợ tăng mức độ chống oxy hóa. Nồng độ Kali có trong lá đầy đủ sẽ giúp cây chống chịu sương giá. Tỷ lệ K+ cao sẽ hạ thấp điểm đóng băng của dung dịch trong tế bào thực vật, giúp cây hạn chế được tình trạng đóng băng tế bào và chống lại sự đóng băng.

Kali được cung cấp trong dịch bào sẽ cần thiết cho hoạt động của enzym có vai trò điều chỉnh khả năng chống sương giá. Đồng thời, Kali cũng sẽ giúp hạn chế tác động của stress lạnh thông qua việc gia tăng phospholipid, tính thấm của màng, cải thiện sinh lý, sinh hóa của tế bào,…

Kali-giup-cay-chong-chiu-stress-lanh
Kali giúp cây chống chịu stress lạnh

Hỗ trợ cây trồng chống chịu stress do ngập nước

Stress do ngập nước là tổn thất gây ra khi sự hô hấp của rễ và hệ thống vi sinh vật có lợi trong đất bị hạn chế do nước, làm thiếu hụt oxy cung cấp cho cây trồng, môi trường. Khi đó, nhà nông thực hiện bổ sung Kali trong điều kiện ngập úng sẽ vừa giúp cây tăng sự phát triển, khả năng quang hợp để lấy dưỡng chất vừa giúp cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng do K+, N, Ca2+, Mn2+ và Fe2+ được tích lũy cao hơn.

Bổ sung phân bón Kali giúp cây chống chịu stress tốt hơn, phát triển khỏe mạnh

Với những vai trò của Kali giúp cây chống chịu stress như trên thì việc chú ý bổ sung phân bón Kali cho cây trồng là điều rất cần thiết. Qua đó nhà nông vừa có thể đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, vừa giúp cây có đủ nền tảng vượt qua những tác động tiêu cực của căng thẳng.

Nhà nông có thể tham khảo các sản phẩm phân bón chứa hàm lượng Kali cao chất lượng như: NETA K52, NETA K-ACTIVE,… để cung cấp cho cây trồng. Từ đó giúp cây chống chịu với stress sinh học và phi sinh học tốt hơn, phát triển được thuận lợi hơn.

Phan-bon-chat-luong-bo-sung-kali-giup-cay-chong-chiu-stress
Phân bón chất lượng bổ sung Kali giúp cây chống chịu stress

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về vai trò của Kali giúp cây chống chịu stress sinh học và phi sinh học mà Netagro muốn nói đến. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón Kali chất lượng cho cây trồng phát triển tốt, hỗ trợ cây trồng vượt qua căng thẳng thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *