Giống cây bưởi năng suất – Đặc điểm và kỹ thuật lựa chọn

Giong-cay-buoi

Với bất kỳ loại cây ăn trái nào cũng vậy, để có một khu vườn khỏe mạnh và cho nông sản đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng mỗi mùa vụ thì điều đầu tiên nhà nông cần phải quan tâm là chọn giống chất lượng, năng suất. Theo đó, việc tìm hiểu về đặc điểm và cách lựa chọn giống cây bưởi cũng không ngoại lệ. Bao gồm cả việc tìm hiểu về kỹ thuật chọn giống ghép cho cây bưởi. Từ đó giúp nhà nông đảm bảo trồng vườn bưởi phát triển được khỏe mạnh, cho nông sản năng suất và chất lượng.

Giới thiệu các giống cây bưởi được trồng nhiều hiện nay

Hiện nay có nhiều giống bưởi trên thị trường, do đó mà nhà nông trồng bưởi và người tiêu dùng có thể có rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, với mỗi giống khác nhau thì sẽ có năng suất và đặc điểm khác nhau. Nên nhà nông cần phải dựa theo đất trồng, môi trường cũng như nhu cầu của bản thân, thị trường mà lựa chọn giống bưởi phù hợp để trồng.

Dưới đây là một số giống cây bưởi được trồng phổ biến hiện nay cho nhà nông tham khảo:

Bưởi 5 roi

Bưởi 5 roi được trồng phổ biến ở những tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ. Quả bưởi có dạng hình tháp với đáy rộng và trọng lượng trung bình mỗi quả là khoảng 1,5kg. Khi quả chín sẽ tỏa mùi hương rất thơm. Đặc điểm là cả vỏ quả và thịt quả đều có màu vàng nhạt, thịt mọng nước, vỏ mỏng. 

Khi ăn bưởi sẽ có vị ngọt và hơi chua thanh. Loại bưởi này thích hợp để ăn tươi hoặc dùng làm mứt.

Qua-cua-giong-cay-buoi-5-roi
Quả của giống cây bưởi 5 roi

Bưởi da xanh

Là một giống được trồng chủ yếu ở tỉnh Bến Tre. Quả bưởi có hình cầu với trọng lượng trung bình vào mỗi quả là khoảng 2,5kg. Vỏ quả mỏng có màu xanh lá cây. Khi chín thì quả sẽ hơi chuyển sang màu vàng, thịt quả có màu đỏ.

Khi ăn sẽ có vị đắng ngọt đặc trưng. Đây là loại bưởi được ưa chuộng bởi nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa hay cung cấp được nhiều vitamin C.

Qua-cua-giong-cay-buoi-da-xanh
Quả của giống cây bưởi da xanh

Bưởi Diễn

Giống cây bưởi này là giống ở Hà Nội. Cây bưởi có thân nhỏ, lá nhỏ và hình dáng quả cho ra cũng nhỏ gọn. Trọng lượng trung bình của mỗi quả vào khoảng 1kg. Khi chín thì cả vỏ và thịt quả đều có màu vàng, tuy nhiên thịt quả sẽ đậm màu hơn.

Khi ăn bưởi thường có hương vị ngọt, thanh mát, mềm mịn và ít hạt. Loại bưởi mọng nước này phù hợp cho cả việc để ăn tươi hoặc làm nước ép.

Qua-cua-giong-cay-buoi-dien
Quả của giống cây bưởi Diễn

Bưởi Luận Văn

Đây là giống bưởi có xuất xứ tại Việt Nam. Quả bưởi có vỏ dày, đặc trưng bởi màu đỏ ở cả vỏ quả và thịt quả. Khi chín quả có hương thơm và mùi vị ngon, độc đáo. Bởi chất lượng thịt bưởi ngon, mọng nước cùng hương thơm của quả mà giống bưởi này rất được ưa chuộng.

Qua-cua-giong-cay-buoi-luan-van
Quả của giống cây bưởi Luận Văn

Kỹ thuật lựa chọn giống cây bưởi tiêu chuẩn

Sau khi lựa chọn được giống bưởi phù hợp thì nhà nông trồng bưởi còn cần phải lựa chọn giống ghép đạt tiêu chuẩn cho cây bưởi chất lượng. Hiện nay, có một số các phương pháp nhân giống bưởi khác nhau như giâm, chiết hay ghép cành. Trong đó, phương pháp ghép là phương pháp được ưu tiên sử dụng nhất bởi tỷ lệ thành công cao. Và cây con của phương pháp này cũng duy trì được những đặc tính tốt của cây mẹ. Thêm vào đó, trong ghép bưởi thì có hai cách phổ biến, mang lại hiệu quả trong việc nhân giống cây bưởi mà nhà nông cần biết là ghép cành và ghép mắt.

Chọn gốc ghép cho cây bưởi như thế nào?

Với cây mẹ nên lựa chọn những cây có đặc tính tốt và khỏe mạnh, ra trái ngon. Nhà nông cần đảm bảo cây mẹ không bị sâu bệnh và không có những triệu chứng viêm. 

Nhà nông nên lựa chọn gốc ghép từ những giống bưởi của địa phương. Hoặc các giống có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên. Đồng thời cần phải đảm bảo gốc ghép có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, không có mầm mống sâu bệnh. Qua đó, nhà nông sẽ tránh được những gốc ghép xấu và tình trạng vùng khí hậu, thời tiết địa phương gây ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của cây ghép.

Chon-goc-ghep-cho-giong-cay-buoi
Chọn gốc ghép cho giống cây bưởi

Chọn cành ghép cho cây bưởi như thế nào?

Cành ghép cho giống cây bưởi tốt được chọn từ những cây có khoảng tuổi thọ từ 5-10 năm. Những cây này cần phải có sức sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định. Đồng nghĩa với việc không nên chọn những cây bị sâu bệnh gây hại hay có mầm mống sâu bệnh.

Càng dùng để ghép cần là cành bánh tẻ và có từ 2-3 mắt. Cành cần phải to khỏe và có kích thước dựa theo gốc ghép tương đương. Hiệu quả nhất là thực hiện ghép ngay sau khi cắt cành ghép. Nếu nhà nông có nhu cầu vận chuyển cành ghép đi xa thì cần phải bọc bằng lá chuối tươi hoặc khăn ẩm nhằm giữ cho cành không bị khô héo.

Chon-canh-ghep-cho-giong-cay-buoi
Chọn cành ghép cho giống cây bưởi

Chọn mắt ghép cho cây bưởi như thế nào?

Nhà nông nên lựa chọn mắt ghép giống cây bưởi là những mắt căng, hay còn gọi là mắt thức. Lựa chọn những mắt khỏe mạnh và không bị sâu bệnh hại. Cây mẹ được lựa chọn phải là cây sinh trưởng tốt và có năng suất cao, không mầm mống sâu bệnh.

Một lưu ý cho nhà nông là trên một cành, lựa chọn những mắt căng ở phía trên để thực hiện ghép thì độ thành công sẽ cao hơn và giúp cây nhanh ra mầm non hơn. Ngược lại, nếu lựa chọn mầm ngủ phía dưới để ghép thì cây sẽ lâu ra mầm hơn hoặc có thể sẽ không ra được mầm.

Chon-mat-ghep-cho-giong-cay-buoi
Chọn mắt ghép cho giống cây bưởi

Những lưu ý để lựa chọn, chăm sóc các giống cây bưởi được hiệu quả

Nhà nông khi lựa chọn giống cây bưởi ghép tiêu chuẩn thì cần phải lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh và phù hợp với môi trường trồng. Khi thực hiện ghép cho cây bưởi thì cần phải chuẩn bị, lựa chọn kỹ thuật ghép đúng, phù hợp. Sau khi ghép xong cần phải bảo vệ vùng ghép bằng băng keo hay các vật liệu chuyên dụng. Nhằm tránh sâu bệnh hay nước xâm nhập gây ảnh hưởng đến cây ghép.

Việc lựa chọn giống chính là bước đầu quan trọng để nhà nông trồng được vườn bưởi có năng suất cao, cho nông sản giá trị. Tuy nhiên, bước này chỉ có thể phát huy tác dụng khi nhà nông chú ý trồng cây trên đất trồng phù hợp và chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật.

Bao-ve-vung-ghep-giong-cay-buoi
Bảo vệ vùng ghép giống cây bưởi

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về các giống cây bưởi có giá trị cao cũng như kỹ thuật lựa chọn giống ghép cho cây bưởi hiệu quả mà Netagro muốn nói đến. Tuy nhiên, bên cạnh việc lựa chọn được giống tốt, bà con cũng cần phải chăm sóc, bón phân hiệu quả để cây bưởi sinh trưởng và phát triển năng suất, cho nông sản chất lượng. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hiệu quả cho cây bưởi thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

One thought on “Giống cây bưởi năng suất – Đặc điểm và kỹ thuật lựa chọn

  1. Pingback: Đất trồng bưởi phù hợp cho nông sản chất lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *