Các loại phân bón hữu cơ phổ biến mà nhà nông cần biết

Cac-loai-phan-bon-huu-co

Hiện nay, với sự khó tính của thị trường trong và ngoài nước, nhà nông luôn cần phải chú ý đến việc chăm sóc cây trồng và nâng cao chất lượng nông sản. Để làm được điều đó thì cung cấp dưỡng chất qua phân bón cho cây là rất quan trọng. Trong đó, phân bón hữu cơ và các loại phân bón hữu cơ chính là một lựa chọn không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây trồng. Nhà nông cần phải nắm vững thông tin về các loại phân hữu cơ khác nhau. Từ đó lựa chọn được phân bón phù hợp với cây trồng để canh tác đạt hiệu quả cao.

Phân bón hữu cơ và cơ sở phân loại các loại phân bón hữu cơ 

Trước khi tìm hiểu về cụ thể các loại phân bón hữu cơ khác nhau thì Netagro sẽ giới thiệu chung về phân bón hữu cơ. Cũng như cơ sở phân chia các loại phân hữu cơ khác nhau. Nhờ đó sẽ giúp nhà nông có thêm cơ sở để hiểu chính xác hơn về phân bón hữu cơ. 

Phân bón hữu cơ là gì? 

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có thành phần từ các nguyên liệu trong tự nhiên. Hoặc từ phụ phẩm của các ngành sản xuất khác. Chẳng hạn như nguồn gốc từ chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thực vật, chất thải sinh hoạt,… Và phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn, sản xuất thủy hải sản,…

Loại phân này có chứa các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng dưới dạng hợp chất hữu cơ. Được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp, phân hữu cơ mang lại hiệu quả cho cả cây trồng lẫn đất trồng.

Cac-loai-phan-bon-huu-co-bo-sung-dinh-duong-cho-ca-dat-va-cay-trong
Các loại phân bón hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho cả đất và cây trồng

Phân bón hữu cơ được phân loại trên cơ sở nào? 

Với sự tiến bộ của khoa học, con người đã phát triển phương pháp tổng hợp các chất hữu cơ. Kết quả đã thu được ngày càng nhiều các loại phân bón hữu khác nhau. Cụ thể, phân bón hữu được phân thành hai loại lớn. Chủ yếu là phân loại theo phương pháp sản xuất và thành phần của chúng. 

  • Phân hữu truyền thống: Loại này được sản xuất bằng kỹ thuật ủ phân truyền thống. Bao gồm phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân than bùn,…. 
  • Phân hữu công nghiệp. Loại phân bón hữu này được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Được áp dụng vào sản xuất các máy móc thành tựu khoa học công nghệ. Bao gồm các loại như phân hữu khoáng, phân hữu sinh học, phân hữu cơ vi sinh,…

Các loại phân bón hữu cơ có công dụng như thế nào?

Với các loại phân bón hữu cơ khác nhau sẽ có một số công dụng khác nhau. Cụ thể sẽ được Netagro nói đến ở phần dưới đây.

Phân bón hữu cơ truyền thống 

1/ Phân chuồng: có nguồn gốc từ phân hoặc nước tiểu của động vật.

Có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng. Đồng thời bổ sung chất mùn giúp cải tạo đất tốt. Cụ thể là tăng độ tơi xốp, phì nhiêu và ổn định được kết cấu đất. 

2/ Phân xanh: nguồn gốc từ cây, lá cây tươi được vùi hoặc được ủ trong đất.

Có thể dùng để cải tạo đất đai và hạn chế xói mòn. Tuy nhiên, phân xanh thường hiệu quả chậm và chỉ nên dùng để bón lót.

Cac-loai-phan-bon-huu-co-truyen-thong-co-nguon-goc-tu-tu-nhien
Các loại phân bón hữu cơ truyền thống có nguồn gốc từ tự nhiên

3/ Phân rác: ủ từ rơm rạ, thân cây hay lá cây từ nông nghiệp,…

Loại phân bón này hỗ trợ chống hạn ổn cho cây trồng. Bên cạnh đó cũng giúp cải tạo, tăng độ tơi xốp và ổn định kết cấu cho đất trồng.

4/ Phân than bùn: cần phải chế biến mới có thể sử dụng để bón cho cây.

Tác dụng tốt để cải tạo và tăng độ phì nhiêu, tăng chất hữu cơ cho đất. Từ đó tạo môi trường sinh sống và phát triển tốt cho cây trồng.

Phân bón hữu cơ công nghiệp 

1/ Phân hữu cơ vi sinh: thành phần chứa một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích. Hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.

Các loại phân bón hữu cơ thuộc hữu cơ vi sinh có thể thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển. Qua đó phân giải, tổng hợp tạo thành dưỡng chất dễ hấp thu cho cây trồng. Qua đó hạn chế bệnh trong đất, nâng hiệu quả bổ sung dưỡng chất qua phân bón cho cây.

2/ Phân hữu cơ sinh học: Thành phần có nhiều loại vi sinh vật có lợi từ các chất hữu cơ được xử lý theo cách lên men. Thành phần có 22% chất hữu cơ.

Có thể dùng để bón ở nhiều giai đoạn của cây trồng. Mang hiệu quả cung cấp đầy đủ dưỡng chất khoáng cây trồng cần. Đồng thời bổ sung mùn, chất hữu cơ,… giúp cải tạo đất, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của cây.

Cac-loai-phan-bon-huu-co-vi-sinh-va-sinh-hoc
Các loại phân bón hữu cơ vi sinh và sinh học

3/ Phân hữu cơ khoáng: thành phần có phối trộn thêm nguyên tố khoáng vô cơ. Có trên 15% thành phần là chất hữu cơ.

Loại phân bón này có hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao. Nhờ vậy vừa có thể cải tạo đất trồng hiệu quả nhờ bổ sung các chất hữu cơ, vừa có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển năng suất cao.

Bón các loại phân bón hữu cơ cho cây trồng như thế nào để đạt năng suất cao?

Có thể thấy, các loại phân bón hữu cơ thường thích hợp dùng để bón lót, bón cải tạo đất trồng. Tuy nhiên, với đa dạng các loại phân hữu cơ hiện nay thì cũng có những loại có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Nhà nông bón phân hữu cơ bằng cách rải đều trên mặt đất hoặc bón theo hàng và theo hốc. Về lượng phân bón và loại phân bón thì cần phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây, tính chất đất, thời gian bón để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bon-cac-loai-phan-bon-huu-co-dung-cach-giup-canh-tac-nong-nghiep-hieu-qua-cao
Bón các loại phân bón hữu cơ đúng cách giúp canh tác nông nghiệp hiệu quả cao

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về các loại phân bón hữu cơ. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hữu cơ đa dạng, chất lượng thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

2 thoughts on “Các loại phân bón hữu cơ phổ biến mà nhà nông cần biết

  1. Pingback: Phân đạm cá hồi là gì? Vì sao đạm cá hồi được ưa chuộng?

  2. Pingback: Quyết định làm nông nghiệp tử tế với vườn cam hữu cơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *