Đất trồng cà phê – Lựa chọn, xử lý tốt cho cây phát triển

Dat-trong-ca-phe

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đất là một trong những môi trường quan trọng nhất cung cấp cho cây trồng những dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm từng vùng trồng mà sẽ có nhiều loại đất với đặc tính khác nhau. Và với từng loại cây trồng cụ thể cũng chỉ phù hợp với một vài loại đất cụ thể. Do đó, để việc canh tác được hiệu quả và cây trồng có thể sinh sống tốt, nhà nông cần phải nắm rõ, lựa chọn được loại đất trồng phù hợp. Điều này cũng không ngoại lệ với cây cà phê. Đất trồng cà phê được lựa chọn với những đặc tính đạt yêu cầu, được xử lý đúng kỹ thuật sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh và cho nông sản năng suất cao.

Một số loại đất trồng cà phê phổ biến và phù hợp

Diện tích trồng cà phê hiện nay tập trung chủ yếu ở Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Theo đó mà đất trồng cà phê cũng bao gồm nhiều nguồn gốc địa chất khác nhau. Cây cà phê có thể trồng ở đất phát triển nguồn trên đá gneiss, đá granit, đá bazan, đá phiến, từ tro núi lửa, đất trầm tích,… Nhưng nhìn chung để đảm bảo trồng được cây cà phê tốt thì độ sâu tầng đất phải > 70 cm và độ xốp khoảng 55-60%, thoát nước tốt.

Mot-so-loai-dat-trong-ca-phe-phu-hop-va-pho-bien
Một số loại đất trồng cà phê phù hợp và phổ biến

Một số loại đất trồng cây cà phê phù hợp và hiệu quả như:

Đất Nitisol (Nitosols)

Đất Nitisol chủ yếu được tìm thấy ở khu vực độ cao lớn của miền đông châu Phi, ven biển Trung Mỹ, Ấn Độ và các đảo nhiệt đới. Về mặt kỹ thuật, loại đất này được xác định bởi lượng đất sét tích tụ đáng kể vào khoảng 30% trở lên theo khối lượng và khoảng 150cm bên dưới bề mặt. Cũng như bởi một cấu trúc kết khối.

Đất Nitosols có tiềm năng rất tốt khi sử dụng trong nông nghiệp nói chung và dùng làm đất trồng cây cà phê nói riêng. Bởi:

  • Về mặt vật lý, loại đất trồng cà phê này có đặc tính tơi xốp, ổn định về cấu trúc và có khả năng thoát nước tốt. Đồng thời cũng có thể trữ nước ổn trong điều kiện cần thiết.
  • Đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chịu tác động nông nghiệp nên nhà nông có thể xử lý loại đất này dễ dàng.
  • Nitosols không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết vào mùa mưa hay mùa khô. Dù ở mùa nào cũng có thể ở trạng thái khá ổn định, sẵn sàng được chuẩn bị mà không gặp khó khăn lớn.
Dat-trong-ca-phe-nitosols
Đất trồng cà phê Nitosols

Đất Ferralsols – Đất đỏ bazan

Đất Ferralsols, hay còn gọi là đất đỏ bazan, là một tư liệu sản xuất quý giá của nông lâm nghiệp mỗi quốc gia. Loại đất này hình thành trên các vật liệu cũ về mặt địa chất ở khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, có thảm thực vật rừng nhiệt đới phát triển tự nhiên. Đất đỏ bazan rất thích hợp cho việc làm đất trồng các loại cây công nghiệp dài ngày nói chung và làm đất trồng cà phê nói riêng.

Tại Việt Nam, loại đất này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Mà đất đỏ bazan lại có đặc tính lý hóa học rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển tốt của cây cà phê, giúp cà phê phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao. Theo đó mà diện tích trồng cà phê tại các khu vực thuộc Tây Nguyên cũng rất nhiều. 

Đất Andosol – Đất núi lửa

Trong số các loại đất trồng cà phê thì đất núi lửa màu mỡ hay đất thịt pha cát sâu là một trong những loại đất lý tưởng nhất. 

Andosol, hay đất có nguồn gốc tro núi lửa, chỉ chiếm khoảng ít hơn 0,75% diện tích đất lục địa không cực trên Trái Đất. Loại đất này rất màu mỡ và chưa trải qua quá trình rửa trôi sâu rộng, cũng như không bị phong hóa. Do đó mà đất có những ưu điểm tốt cho việc trồng cà phê như sau:

  • Chứa lượng hữu cơ khá cao và nhiều các dưỡng chất. Chẳng hạn như Mg, Ca hoặc K.
  • Chứa tỷ lệ cao thành phần vật liệu thủy tinh và keo vô định hình như imogolite, ferrihydrite và allophane.
Dat-trong-ca-phe-andosol-dat-nui-lua
Đất trồng cà phê Andosol – Đất núi lửa

Do đó mà đất núi lửa ngoại trừ việc phù hợp cho trồng cà phê thì cũng rất thích hợp cho việc thâm canh các loại cây nông nghiệp. Như cây ăn quả, ngô, thuốc lá, chè,…

Các yêu cầu mà đất trồng cà phê phù hợp cần phải đảm bảo

Ngoài việc lựa chọn các loại đất trồng cà phê phù hợp như trên thì nhà nông cũng cần phải lưu ý đảm bảo các yêu cầu của đất trồng. Với điều kiện phù hợp được đáp ứng, nhà nông sẽ có thể tận dụng ưu điểm của đất và tạo ra môi trường tốt nhất cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển.

Yêu cầu về mặt kết cấu đất, hay còn gọi là lý tính

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất cho đất trồng cà phê là phải đảm bảo thoát nước tốt. Bởi đất bị ngập úng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cây, làm giảm đáng kể năng suất cà phê và có thể làm cây bị chết nếu tình trạng bị kéo dài. Do đó, đất trồng phải có kết cấu tơi xốp, có thể xử lý thoát nước tốt để tránh tình trạng trên. 

Đất cần phải có tầng đất mặt sâu, đạt mức khoảng 70cm trở lên. Khi đó, sẽ tạo được không gian cho bộ rễ phát triển được chắc chắn. Ngoài ra, còn hỗ trợ bộ rễ hút dưỡng chất và nước cần thiết để nuôi cây tốt hơn. Ngược lại, nếu tầng đất quá mỏng thì sẽ khiến bộ rễ cây mất đi khả năng ăn sâu, do đó mà cây sẽ chịu hạn kém hơn, dễ bị tác động xấu bởi thời tiết.

Yeu-cau-ve-ly-tinh-ket-cau-cua-dat-trong-ca-phe
Yêu cầu về lý tính, kết cấu của đất trồng cà phê

Yêu cầu về hóa tính

Theo các chuyên gia thì đối với cà phê vối, nhà nông cần phải đáp ứng yêu cầu về hóa tính, trong đó pH của đất rất quan trọng. Cụ thể, đất trồng cà phê chỉ nên hơi chua với pH từ 5.5-6.5. Nếu dưới 5.5 thì sẽ hạn chế năng suất của cây trồng, do đó cần phải chú ý pH để bón vôi đầy đủ, điều chỉnh pH về mức độ phù hợp.

Một yêu cầu khác cũng quan trọng không kém là hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Đối với đất đồi, hàm lượng hữu cơ trong đất càng cao, kết cấu đất tốt thì đồng nghĩa với việc khả năng cung cấp dưỡng chất càng cao. Cụ thể yêu cầu cho đất dùng để trồng cà phê là 3%. Nếu lượng hữu cơ trong đất thấp thì nhà nông cần phải có những biện pháp cải tạo đất để đảm bảo cây có thể sinh trưởng tốt.

Nhà nông cần phải lưu ý rằng mặc dù độ phì nhiêu của đất trồng cà phê ở các khu vực rừng nguyên sinh tốt và có thể hỗ trợ diện rộng canh tác, trồng trọt nhưng trải qua thời gian vài vụ canh tác thì lượng dinh dưỡng sẽ giảm sút. Do đó, nhà nông cần cân nhắc các biện pháp canh tác, trồng trọt cũng như cải tạo đất trồng để đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Yeu-cau-ve-hoa-tinh-cua-dat-trong-ca-phe
Yêu cầu về hóa tính của đất trồng cà phê

Yêu cầu về sinh học đất

Đất trồng cà phê tốt yêu cầu một hệ vi sinh vật tốt. Vì hệ vi sinh vật sẽ đóng vai trò giải phóng nitơ cùng các dưỡng chất khác để cây trồng hấp thụ. Từ đó, hỗ trợ cây trồng hấp thụ dưỡng chất tốt và hiệu quả hơn. Giúp nhà nông tối ưu hóa hiệu suất cung cấp phân bón cho cây cà phê.

Các vi sinh vật sống trong đất sẽ tăng lên khi nhiệt độ tăng và khi được đảm bảo nguồn sống có nhiều chất hữu cơ làm nguồn thức ăn. Do đó, để điều chỉnh, tăng lượng vi sinh vật có trong đất trồng thì nhà nông cần phải chú ý bổ sung chất hữu cơ cho đất.

Quy trình kỹ thuật xử lý đất trồng cà phê hiệu quả

Dựa theo tính chất của đất, khí hậu vùng trồng và yêu cầu của cây cà phê mà nhà nông lựa chọn loại đất trồng cà phê phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhà nông cũng cần phải biết các quy trình xử lý đất trồng phù hợp. Để qua đó phát huy được những ưu điểm của loại đất trồng, đáp ứng đủ yêu cầu về đất, môi trường cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh. Dưới đây là kỹ thuật chia sẻ để nhà nông có thể tham khảo:

Ky-thuat-xu-ly-dat-trong-ca-phe-hieu-qua
Kỹ thuật xử lý đất trồng cà phê hiệu quả

Gieo trồng cây cà phê thời điểm nào thích hợp?

Nhà nông có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để trồng cà phê dựa vào tình hình thời tiết thực tế trong năm của địa phương. Nhưng khoảng thời gian tốt nhất mà các chuyên gia đã khuyên để bà con tham khảo gieo trồng cây cà phê là vào đầu mùa mưa.

Đào hố đất trồng cà phê

Về thời gian xử lý đất trồng thì nhà nông được khuyến khích chuẩn bị trước từ 1-2 tháng, đặc biệt là với công tác đào hố. Hố được đào để chuẩn bị cho trồng cây cà phê sẽ có yêu cầu kích thước như sau:

  • Chiều dài 40cm và chiều rộng 40cm.
  • Độ sâu nên để trung bình khoảng 50cm.
  • Trong trường hợp đất trồng có phần xấu và khô cằn thì nhà nông có thể đào với kích thước 50 x 50 x 60.
Yeu-cau-khi-dao-ho-dat-trong-ca-phe
Yêu cầu khi đào hố đất trồng cà phê

Với công đoạn đào hố chuẩn bị đất trồng cà phê này, bà con có thể bổ sung thêm kỹ thuật bón lót. Nhằm giữ ẩm tốt cho cây cà phê khi trồng. Qua đó, tạo điều kiện cho cây trồng còn chưa phát triển một môi trường tốt và thuận lợi, dễ dàng nhất để hấp thụ dưỡng chất, nước. Giúp cây sinh trưởng giai đoạn đầu quan trọng được khỏe mạnh, làm nền tảng cho những năm sau phát triển khỏe mạnh, xanh tốt và cho nông sản năng suất, chất lượng cao.

Trồng cây cà phê với mật độ và phân bố trên đất phù hợp

Ngoài ra, việc bố trí mật độ và phân bố của cây cà phê phù hợp trên đất trồng cà phê cũng sẽ giúp tạo ra môi trường, không gian phù hợp để cây sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả. Cụ thể đối với địa hình đồi dọc đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, nhà nông có thể tham khảo bố trí theo cách phân bố sau:

  • Chọn khu vực trồng phù hợp loại đất và có độ dốc dao động trong khoảng từ 0 -150.
  • Nhà nông nên gieo trồng cây cà phê với khoảng cách là 3x3m và số lượng khoảng 1100 cây trên 1 ha.
  • Với cà phê chè thì trên 1 ha, nhà nông có thể trồng khoảng 3330 cây. Khoảng cách giữa các cây được khuyến khích là 2×1,5m.
Bo-tri-mat-do-cay-phu-hop-tren-khu-vuc-dat-trong-ca-phe
Bố trí mật độ cây phù hợp trên khu vực đất trồng cà phê

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về đất trồng cà phê và lựa chọn, kỹ thuật xử lý đất trồng hiệu quả cho cây cà phê mà Netagro muốn nói đến. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hữu cơ hiệu quả cho đất trồng cây cà phê được dồi dào dưỡng chất thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *