Giống cà phê năng suất cao, trồng phổ biến tại Việt Nam

Giong-ca-phe

Tại Việt Nam, cà phê đã trở thành một trong những nông sản chủ chốt với giá trị cao trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế xuất khẩu. Do đó ngày càng có nhiều hơn những nhà nông đi đến quyết định trồng cà phê. Đó chính là một quyết định quan trọng với khoản đầu tư lâu dài, cần nhiều công sức. Do vậy nên nhà nông cần phải nắm bắt được đặc điểm các giống cà phê năng suất cao, được trồng phổ biến và phù hợp với Việt Nam giữa rất nhiều các loại hạt giống trên thế giới. Qua đó mà đảm bảo được những vụ mùa cho nông sản năng suất, chất lượng, đem lại giá trị kinh tế cho cả bản thân hộ nông dân lẫn nền nông nghiệp Việt. Với bài viết dưới đây, Netagro sẽ đồng hành cùng nhà nông tiếp cận một vài giống cây cà phê phổ biến cùng đặc tính của chúng, để nhà nông tham khảo cho quyết định trồng cà phê quan trọng của mình.

Nguồn gốc và các giống cà phê trên thế giới

Nguồn gốc chung của cà phê là một chi thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae) gồm những loại cây lâu năm khác nhau. Chi cà phê bản thân cũng bao gồm nhiều giống lớn và rất nhiều giống con khác nhau. Hiện nay, có khoảng 125 giống cà phê được biết đến trên thế giới, với một vài giống nhất định có giá trị thương mại. Với mỗi giống khác nhau sẽ có đặc điểm, đặc tính sinh học và khả năng thích ứng khác nhau cho từng vùng trồng.

Nguồn gốc của các giống cà phê trên thế giới

Tuy nhiên, dù có nhiều giống cây cà phê nhưng nhìn chung ta có thể thấy có 3 loại chính:

  • Cà phê Liberica: hiện nay giống này gần như đã không còn giống hậu duệ chính thống.
  • Cà phê Canephora: giống này có nguồn gốc từ giống Congensis lâu đời với đại diện tiêu biểu là giống cây cà phê Robusta.
  • Cà phê Arabica: đây là giống có nguồn gốc là sự kết hợp của giống Eugenioides và giống cà phê Canephora.

Nguồn gốc của các giống cây cà phê có thể được tham khảo rõ nét hơn qua sơ đồ sau:

So-do-mot-so-giong-ca-phe-tren-the-gioi
Sơ đồ một số giống cà phê trên thế giới

Và tại Việt Nam ngày nay, 3 giống cây cà phê chính được nhà nông trồng phổ biến và cho năng suất cao là cà phê Arabica, cà phê Robusta và cà phê Liberica (hay còn gọi là Excelsa). Cụ thể về nguồn gốc, đặc điểm của từng loại cà phê phổ biến tại Việt Nam sẽ được giới thiệu tiếp sau đây.

Đặc điểm các giống cà phê được trồng phổ biến ở Việt Nam

Hiện nay, giống cà phê được trồng chính tại Việt Nam là giống Arabica (Cà phê Chè), Robusta (Cà phê Vối) và một phần nhỏ là giống Liberia (Cà phê Mít). Trong đó, diện tích trồng cây cà phê Robusta là 90%, Arabica là 10% và tỷ lệ nhỏ giống Liberia. Cụ thể nguồn gốc và đặc điểm các giống như sau:

Giống Arabica – Cà phê Chè

Về nguồn gốc và vùng trồng:

  • Giống Arabica ở Việt Nam còn được gọi là Cà phê Chè. Sở dĩ có tên gọi này là vì đặc điểm bên ngoài của cây. Lá cây nhỏ và khi trồng, nhà nông thường hãm ngọn để cây mọc thấp. Hình dạng đó có phần giống như cây chè xanh nên được gọi là cà phê Chè. Giống cây cà phê này thường được trồng với mật độ dày hơn so với cà phê Vối.
  • Nông sản thu được từ giống này đứng đầu trong tổng về sản lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới, chiếm khoảng 61%. Tuy nhiên, ở Việt Nam do không quá phù hợp về thổ nhưỡng và khí hậu nên tổng diện tích trồng dành cho giống này chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích dùng để canh tác cà phê. Tập trung chủ yếu ở một số tỉnh thuộc vùng cao phía bắc và vài khu nhỏ ở Lâm Đồng, Đắk Lắk.
  • Ở Việt Nam có trồng một số giống nhỏ của giống cà phê này là: Catimor, Typica, Moka,…
Giong-ca-phe-che
Giống cà phê Chè

Về đặc điểm sinh học: 

  • Cà phê Chè thích sinh sống ở những vùng cao và có khí hậu lạnh.
  • Cây lớn, trưởng thành thường sẽ có chiều cao từ 4-6m, nếu mọc hoang không có tác động của nhà nông thì có thể cao đến 15m. Cây cà phê sẽ sở hữu tán lá lớn. Lá cây hình ô van nhỏ, màu xanh đậm. Quả thu được sẽ có hình bầu dục, 2 nhân với lượng caffein trong hạt là 1-2%. Hạt cà phê thu được từ giống này sẽ có hương vị thơm ngon đặc trưng.
  • Cây cà phê sẽ cho quả bắt đầu từ năm thứ 3 sau khi trồng. Nếu trên 25 năm thì cây bị xem là già cỗi và cần phải thay thế để đảm bảo năng suất.

Giống Robusta – Cà phê Vối

Về nguồn gốc và vùng trồng:

  • Cà phê Vối là tên được gọi tại Việt Nam. Tên khoa học của giống cà phê này là Coffea Robusta, thuộc Coffea Canephora.
  • Nước Việt Nam có sản lượng xuất khẩu cà phê Vối đứng hàng đầu thế giới. Bởi đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và cả các điều kiện khác tại vùng trồng nước ta phần lớn đều phù hợp cho giống cây cà phê này sinh trưởng và phát triển.
  • Với mỗi vùng trồng khác nhau thì hương vị của cà phê Vối mang đến cho người thưởng thức khác nhau. Mỗi vị đều có hương thơm, vị tinh tế và đặc trưng riêng của mình. Các tỉnh có trồng cà phê Vối như Đắk Lắk, Kon Tum, Chư Sê, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai,…
Giong-ca-phe-voi
Giống cà phê Vối

Về đặc điểm sinh học:

  • Cây thích khí hậu nhiệt đới gió mùa. Giống cà phê có dạng thân gỗ hoặc cây bụi, nếu sinh trưởng trong tự nhiên và không có sự tác động thì có thể đạt đến độ cao 10m. Lá cây cà phê Vối có kích thước to trung bình với chiều dài từ 15-20cm, có hình oval màu xanh đậm. Tán lá mọc xung quanh cây nhỏ. Quả thu được sẽ có hình tròn và 2 nhân, kích thước nhỏ hơn hạt cà phê của cà phê Mít và cà phê Chè. Với hàm lượng caffein có trong hạt là khoảng 2-4%.
  • Cây cho thu hoạch quả sau khi trồng được 3-4 năm và tuổi thọ có thể lên đến 30 năm. Tuy nhiên, từ khoảng năm thứ 20-25 trở đi thì năng suất sẽ giảm dần.

Giống Liberica – Cà phê Mít

Về nguồn gốc và công dụng:

  • Cà phê Liberica có nguồn gốc từ Liberia – Châu Phi. Ở Việt Nam thì được gọi là “Cà phê Mít” do lá cây to, màu xanh đậm nhìn rất giống cây mít. Giống cà phê này chịu hạn tốt, tuy nhiên lại cho năng suất khá thấp, không bằng các giống khác. Nông sản thu được có vị chua nên không quá được ưa chuộng. Do đó, giống này thường được dùng để làm gốc ghép cho các loại cà phê ghép. Hoặc dùng làm đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cà phê Vối.
  • Nhà nông thường trộn lẫn Liberica và Robusta tạo thành một hỗn hợp bán phổ biến cho các nhà sản xuất cà phê hòa tan. Cũng như tạo thành hỗn hợp khi rang xay, cho ra những hương vị khác nhau.
Giong-ca-phe-mit
Giống cà phê Mít

Về đặc điểm sinh học:

  • Cây cà phê Mít sinh trưởng mạnh và thích hợp với nhiều loại khí hậu. Có cả thân, lá và quả đều to.
  • Cà phê có dạng thân gỗ và thường được nhà nông hãm ngọn ở độ cao khoảng 4-6m. Và nếu mọc tự nhiên, không có tác động thì có thể cao hơn 15m. Tán lá mọc rộng và to. Quả thu được có hình bầu dục, thường chỉ có 1 nhân và khi chế biến sẽ mang vị chua đặc trưng, phù hợp với “khẩu vị” của một số nước châu Âu hơn là Việt Nam.
  • Cây có thể cho quả sau 4-5 năm trồng và tuổi thọ cho thu hoạch lên đến 30-40 năm.

Lựa chọn hạt giống cà phê như thế nào hiệu quả, đạt năng suất cao?

Như vậy, có thể thấy có rất nhiều các giống cà phê hiện nay. Tuy nhiên, mỗi giống lại có đặc điểm sinh học khác nhau và khả năng thích nghi khác nhau với khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện của từng vùng trồng. Vì vậy, để lựa chọn được hạt giống cây cà phê phù hợp thì nhà nông cần phải:

  • Nắm rõ được điều kiện, tính chất vùng trồng của mình để lựa chọn được hạt giống thích nghi và sinh trưởng tốt.
  • Hiểu biết về đặc điểm sinh học và khả năng thích nghi của các giống cây. Từ đó lựa chọn được giống cây tốt nhất cho khu vực trồng của nhà nông.
  • Tham khảo qua khả năng cho quả, năng suất của giống cây để lập kế hoạch lâu dài được phù hợp, hiệu quả.
Lua-chon-giong-ca-phe-phu-hop-de-dam-bao-nang-suat-san-luong-cao
Lựa chọn giống cà phê phù hợp để đảm bảo năng suất, sản lượng cao

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về đặc điểm sinh học, nguồn gốc của một số giống cà phê phổ biến ở Việt Nam mà Netagro muốn nói đến. Theo đó, việc sử dụng phân bón phù hợp cũng rất quan trọng để nhà nông đảm bảo được khả năng cho quả, năng suất của giống cà phê mà mình đã lựa chọn. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hiệu quả cho cây cà phê thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *