Vai trò của vi sinh vật trong đất đối với canh tác nông nghiệp

Vi-sinh-vat-trong-dat

Đất là yếu tố quan trọng trong canh tác nông nghiệp. Cây trồng được sinh sống trong môi trường đất phù hợp, chất lượng sẽ có thể phát triển năng suất hơn, cho ra nông sản chất lượng cao. Và trong đó thì vi sinh vật trong đất chiếm đa số về thành phần cũng như số lượng so với các loài sinh vật khác. Đây cũng là một trong những yếu tố mà nhà nông cần phải quan tâm để tạo thành môi trường sinh trưởng, phát triển tốt nhất cho cây trồng. Bởi vi sinh vật có vai trò quan trọng không chỉ với đất trồng mà còn tác động đến cây trồng. Qua đó giúp cây phát triển năng suất, hiệu quả cao hơn.

Vi sinh vật trong đất là gì?

Hệ vi sinh vật trong đất bao gồm sự phân bố của các sinh vật nhỏ bé mà bằng mắt thường ta không thể thấy được. Những sinh vật này sống trong đất và trở thành nguồn dinh dưỡng thiết yếu, cũng như hỗ trợ các quá trình hấp thu dinh dưỡng trong đất cho cây trồng. Với môi trường đất thì vi sinh vật chiếm đa số về thành phần so với các loài sinh vật khác.

Vi-sinh-vat-trong-dat-chiem-da-so-thanh-phan-so-voi-cac-loai-sinh-vat-khac
Vi sinh vật trong đất chiếm đa số thành phần so với các loài sinh vật khác

Vi sinh vật đất bao gồm các nhóm có đặc tính về sinh lý, sinh hóa và hình thái khác nhau. Một số nhóm vi sinh vật chính sống ở môi trường đất là: vi khuẩn, xạ khuẩn, tảo, nguyên sinh động vật hay vi nấm, virus. Còn nếu phân chia theo các nguồn dinh dưỡng thì sẽ có các nhóm tự dưỡng amin, dị dưỡng amin, cố định nitơ, tự dưỡng cacbon,…

Vai trò của hệ vi sinh vật trong đất đối với nông nghiệp

Với số lượng chiếm đa số thành phần của vi sinh vật trong đất, chúng tạo thành nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nhờ vào hoạt động trong đất mà vi sinh vật cũng tác động đến các dưỡng chất trong đất giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn. Thông qua đó hỗ trợ cây sinh trưởng và phát triển dễ dàng, thuận lợi hơn.

Hỗ trợ cải thiện tốt hơn cấu trúc đất

Nhà nông muốn cải thiện kết cấu, tính chất của đất thì thường bón những chất như Cellulose và Protein. Khi đó, vi sinh vật giúp phân giải xenluloza và protein đã phát triển một cách mạnh mẽ trong đất. Qua đó tạo ra các sản phẩm phân giải và các chất được tiết ra trong quá trình sống giúp hỗ trợ liên kết các hạt đất với nhau. Theo đó tạo nên cấu trúc đất, cải thiện kết cấu đất trồng được tốt hơn cho cây sinh sống.

Vi-sinh-vat-trong-dat-giup-cai-thien-cau-truc-dat
Vi sinh vật trong đất giúp cải thiện cấu trúc đất

Hỗ trợ tổng hợp dưỡng chất cho cây trồng

Thông qua hoạt động sinh tổng hợp về dinh dưỡng của vi sinh vật trong đất để cung cấp cho cây. Cụ thể là với vi sinh vật sống trong vùng rễ, chúng có quan hệ mật thiết với cây trồng. Vi sinh vật sẽ sử dụng những chất tiết của cây để làm nguồn dưỡng chất cho sự sống. Đồng thời thực hiện quá trình và các hoạt động phân giải để ngược lại cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Thêm vào đó, các vi sinh vật còn hoạt động tiết ra các chất sinh trưởng cũng như một số các vitamin có lợi cho cây sinh trưởng và phát triển được năng suất, chất lượng. 

Chuyển hóa dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn

Khi nhà nông bón các loại phân bón vào đất thì tùy theo hoạt động của vi sinh vật mà phân bón sẽ có tác dụng nhanh hay chậm. Bởi vi sinh vật sẽ giúp phân giải các hợp chất khó tiêu, khó tan phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ, dễ tiêu cho cây trồng. 

Ngoài ra còn hoạt động giúp chuyển hóa các dưỡng chất khác có sẵn trong đất để tạo ra nguồn dinh dưỡng dễ tiêu giúp đất giàu dinh dưỡng và cây hấp thu dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể:

Vi-sinh-vat-trong-dat-giup-chuyen-hoa-dinh-duong-cho-cay-de-hap-thu
Vi sinh vật trong đất giúp chuyển hóa dinh dưỡng cho cây dễ hấp thu
  • Phân giải các chất hữu cơ: vi sinh vật trong đất có khả năng phân giải một số hữu cơ như cellulose, lignin,… Từ đó tạo thành các chất mùn và khoáng bổ sung cho đất.
  • Giải phóng các dinh dưỡng khoáng: vi sinh vật sẽ hỗ trợ giải phóng các khoáng chất giữ chặt trong đất thành dạng mà cây có thể hấp thụ thuận lợi. Chẳng hạn như lưu huỳnh, kali, sắt,…
  • Giúp phân giải phosphate khó tan có trong đất: dựa vào khả năng hòa tan các phosphate khó tan của các vi sinh vật phân giải phospho. Khả năng trên của vi sinh vật là nhờ vào các cơ chế như bài tiết acid hữu cơ, bài tiết siderophores giúp chelate hóa các ion kim loại tạo thành các chất phức hợp, sản xuất enzyme,… Qua đó làm cho phosphate trong đất luôn ở trạng thái sẵn sàng để thực vật hấp thu.

Hỗ trợ kích thích ở cây trồng khả năng tăng trưởng 

Bên cạnh việc cải thiện cấu trúc đất và bổ sung các dưỡng chất cho cây trồng thì các vi sinh vật trong đất cũng có vai trò trong việc kích thích sự tăng trưởng của cây. Cụ thể:

  • Vi sinh vật kích thích tăng trưởng được sử dụng ở dạng phân bón sinh học cho cây trồng. Thông qua đó cải thiện về chất lượng đất và dinh dưỡng trong đất cho cây trồng.
  • Tổng hợp các phytohormone là chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng. Tùy theo các chủng vi khuẩn mà sẽ hoạt động tổng hợp ra các loại phytohormone khác nhau. Bao gồm một số loại phytohormone chính và phổ biến như: auxins, GA3, cytokinins, ethylene, abscisis acid, IAA, gibberellins,… Và các loại phytohormone cũng sẽ tác động khác nhau đến sự phát triển của thực vật.
Vi-sinh-vat-trong-dat-ho-tro-kich-thich-sinh-truong-cho-cay-trong
Vi sinh vật trong đất hỗ trợ kích thích sinh trưởng cho cây trồng

Tổng hợp Acid Humic

Hoạt động của các vi sinh vật trong đất, đặc biệt là nhóm hiếu khí đã giúp hình thành nên Acid Humic. Acid Humic sẽ cùng với các acid mùn khác sẽ tác động đến rễ. Qua đó giúp kích thích sự phát triển rễ. Kéo theo đó là giúp cho cây trồng hấp thu dưỡng chất được tốt hơn, phát triển mạnh hơn. Đồng thời còn giúp tăng sức quang hợp để cây phát triển nhanh hơn nếu được hấp thu qua lá.

Thêm vào đó thì các Acid Humic được tạo ra còn giúp tăng cao sức đề kháng cho cây trồng. Hỗ trợ cây không chịu quá nhiều tác động tiêu cực từ sâu bệnh và các điều kiện thời tiết bất lợi. Chẳng hạn như nóng, hạn, rét, úng hay chua phèn.

Vai trò cố định Nitơ

Nitơ là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với cây trồng. Đây là dinh dưỡng giúp thúc đẩy tăng trưởng ở thực vật và cần thiết cho tế bào thực hiện tổng hợp các enzyme. Đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với diệp lục, RNA, DNA và cả protein tạo nên sự sống, phát triển ở cây trồng. Vì vậy khả năng cố định Nitơ giúp cung cấp hiệu quả hơn cho cây của các vi sinh vật trong đất cũng trở thành một trong những khả năng quan trọng nhất. 

Vi-sinh-vat-trong-dat-co-kha-nang-co-dinh-nito
Vi sinh vật trong đất có khả năng cố định Nitơ

Theo đó, một số vi sinh vật như Azotobacter sẽ có thể cố định được Nitơ trong không khí. Hay chuyển hóa đạm thành các dạng NH4+ và NO3- cho cây trồng dễ hấp thu. Ngoài ra thì việc phát hiện nhóm vi sinh vật diazotroph nội sinh có khả năng cung cấp nguồn N cho đa dạng các loại cây trồng khác ngoài cây họ đậu đã có đóng góp rất lớn. Cụ thể là trong việc khai thác được mối tương tác thực vật và vi sinh vật để khai thác nguồn dưỡng chất N quan trọng cho cây trồng.

Ý nghĩa của hệ vi sinh vật trong đất đối với canh tác theo hướng nông nghiệp hữu cơ

Với những vai trò như vậy, việc cải thiện hệ vi sinh và tận dụng những vi sinh vật trong đất có ý nghĩa quan trọng đối với canh tác của những nhà nông thực hiện theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Bởi:

  • Tần suất hoạt động của các vi sinh vật chính là nguyên nhân để góp phần tạo nên độ phì nhiêu cho đất.
  • Sự phát triển đa dạng của các vi sinh vật sẽ tạo ra một môi trường đất chung phù hợp cho nhiều loại cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
  • Dung dưỡng đất và tạo ra chất mùn, khoáng chất giúp cải thiện chất lượng đất.

Thông qua những hoạt động tự nhiên của vi sinh vật mà cải thiện môi trường đất cho cây trồng. Qua đó cũng giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Nhờ vậy mà nhà nông có thể hạn chế việc sử dụng những tác động hóa học hay những cách gây hại cho môi trường. Đảm bảo yêu cầu của canh tác hữu cơ, tạo ra nông sản sạch, chất lượng và có giá trị cao.

Y-nghia-cua-vi-sinh-vat-trong-dat-voi-canh-tac-nong-nghiep-huu-co
Ý nghĩa của vi sinh vật trong đất với canh tác nông nghiệp hữu cơ

Cải thiện và tăng cường hệ vi sinh vật trong đất bằng các biện pháp nào hiệu quả?

Theo đó, nếu nhà nông có quan tâm đến các biện pháp hiệu quả để cải thiện, tăng cường hệ vi sinh vật trong đất thì có thể tham khảo qua những cách sau đây:

  • Bón vôi cho đất: việc bón vôi sẽ giúp giữ ổn định pH trong đất, giúp cho pH không xuống quá thấp. Nhờ đó tạo nên môi trường phù hợp cho các vi sinh vật phát triển mà không bị kìm hãm.
  • Bổ sung các chất hữu cơ cho đất: các dinh dưỡng hữu cơ, chất mùn sẽ là nguồn thức ăn tốt cho vi sinh vật. Lại vừa có thể cải thiện cấu trúc đất và cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Nhà nông có thể tham khảo các phân bón hữu cơ chất lượng của Netagro như: NETA SUPER HUMATE, ALASKA FISH,…
  • Bổ sung phân vi sinh cho đất: đây là cách trực tiếp để bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho đất. Nhằm hạn chế tình trạng môi trường đất mất dần và thiếu đi hệ vi sinh có lợi cho cây trồng.
  • Hạn chế sử dụng chất hóa học: bởi các chất hóa học sẽ gây hại, gây ô nhiễm môi trường và tiêu diệt các loại vi sinh vật.

Thông qua đó, nhà nông sẽ có thể đảm bảo hoạt động của vi sinh vật có trong đất. Giúp cho đất giàu dinh dưỡng, có kết cấu tốt hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ cây nhiều trong việc hấp thu dinh dưỡng, kích thích sinh trưởng cây trồng.

Cac-san-pham-phan-bon-huu-co-chat-luong-giup-cai-thien-he-vi-sinh-vat-trong-dat
Các sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng giúp cải thiện hệ vi sinh vật trong đất

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về vai trò của vi sinh vật trong đất đối với canh tác nông nghiệp mà Netagro muốn nói đến. Theo đó, việc sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả sẽ giúp nhà nông cải thiện hệ vi sinh vật có trong đất. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hữu cơ hiệu quả thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *