Lúa hữu cơ khẳng định vị thế trong nông nghiệp và thị trường

lua-huu-co

Bắt đầu canh tác lúa hữu cơ, HTX Nông nghiệp Ân Tín gặp nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, sau 4 năm làm thực hiện thì HTX đã vững vàng được niềm tin ngày càng thu hút sức mua người tiêu dùng. Cũng như thu về được lợi nhuận về kinh tế cao sau hành trình theo đuổi canh tác lúa hướng hữu cơ. Bởi các nông sản hữu cơ nói chung và lúa theo hướng hữu cơ nói riêng trong thời gian gần đây đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình cả trong lợi ích về canh tác nông nghiệp lẫn thị trường với sự quan tâm cao của người tiêu dùng.

Tiên phong canh tác lúa hữu cơ để bước vào “mặt trận hữu cơ”

Vào khoảng từ năm 2019, HTX Nông nghiệp Ân Tín ở huyện Hoài Ân, Bình Định đã bắt đầu bước vào canh tác sản xuất lúa hữu cơ. Thời điểm lúc đó, với những nhà nông của tỉnh Bình Định thì việc sản xuất lúa hướng hữu cơ vẫn còn là một điều còn khá lạ lẫm. Vì vậy việc HTX Nông nghiệp Ân Tín quyết định làm nông nghiệp hữu cơ lúc này có thể gọi là hành động “tiên phong” trong mặt trận về sản xuất hữu cơ. Nhằm hướng đến mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới dưới sự thuận lợi của những yếu tố cần thiết. Cũng như nỗ lực theo đuổi, vượt lên từ những bất lợi và khó khăn.

Htx-nong-nghiep-an-tin-tien-phong-trong-san-xuat-lua-huu-co
HTX Nông nghiệp Ân Tín tiên phong trong sản xuất lúa hữu cơ

Mục tiêu để hướng tới canh tác lúa theo hướng hữu cơ

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ mà HTX Nông nghiệp Ân Tín thực hiện xuất phát từ cơ sở chương trình xây dựng nông thôn mới của Nhà nước. Theo ông Bùi Long Xuân, Giám đốc của HTX Nông nghiệp Ân Tín, thì xã Ân Tín chính là đơn vị đầu về đích nông thôn mới nâng cao của huyện Hoài Ân. Tuy nhiên, việc trở thành một nông thôn mới nâng cao mà không có sản phẩm OCOP là một bất cập lớn. Do đó, xã quyết định dựa vào thế mạnh của mình là lúa để thực hiện sản xuất lúa hữu cơ. Từ đó tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Ông Bùi Long Xuân cũng chia sẻ về những công việc khi sản xuất lúa hướng hữu cơ gồm:

  • Giống lúa để sản xuất phải là giống có chất lượng cao. Cũng như là giống được sản xuất, tuyển chọn tuân thủ nghiêm cẩn theo quy định của quốc gia và không được biến đổi gen.
  • “Nói không” với các chất hóa học. Bao gồm phân bón và thuốc BVTV hóa học. Thông thường chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học để hỗ trợ cho việc phòng trừ sâu bệnh. 
  • Nếu ruộng có phát sinh cỏ trong quá trình sản xuất thì chỉ thực hiện nhổ thủ công, không phun thuốc hóa học trừ cỏ.
  • Ruộng có ốc bươu vàng cũng không được bơm thuốc mà phải thực hiện việc bắt từng con.

Với những mục tiêu và khó khăn trên, nhìn chung thì HTX vẫn có những bước khởi đầu tốt do nhận được sự hỗ trợ từ địa phương, chính quyền và điều kiện có sẵn.

Htx-nong-nghiep-an-tin-gieo-ma-de-cay-lua-huu-co
HTX Nông nghiệp Ân Tín gieo mạ để cấy lúa hữu cơ

Những cơ sở thuận lợi ban đầu cho sản xuất lúa hữu cơ 

HTX Nông nghiệp Ân Tín đã có những bước xuất phát ban đầu dưới sự ủng hộ hết mình của chính quyền ở địa phương. Thêm vào đó là sự trợ giúp của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, thuộc vào Sở Khoa học – Công nghệ Bình Định. Ông Bùi Long Xuân đã so sánh những bước đầu trong việc sản xuất hữu cơ như những bước chân tập tễnh còn nhiều vụng về. Tuy nhiên qua một thời gian thì đã vững vàng và chắc chắn hơn rất nhiều.

Ngoài ra, sự khởi đầu của HTX Nông nghiệp Ân Tín cũng nhờ vào 2,75ha diện tích ruộng may mắn còn lại cho canh tác lúa hữu cơ. Đó là phần diện tích thuộc đất 5% quản lý của xã. Phần ruộng đất này đáp ứng được yêu cầu nông nghiệp hữu cơ bởi vị trí nằm đầu nguồn hồ Vạn Hội chứa nước và tách biệt với vùng diện tích ruộng canh tác theo hướng truyền thống. Do đó mà HTX đã không cần phải lo lắng về vấn đề nước vào ruộng bị ô nhiễm từ nguồn chung, bởi nước chảy vào không cần phải đi qua tuyến kênh mương nào. Bên cạnh đó, do tách biệt với ruộng canh tác truyền thống nên cũng không cần phải lo về nhiễm phải thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có thành phần hóa học. Qua đó, đảm bảo được những điều kiện tiên quyết nhất cho canh tác lúa theo hướng hữu cơ.

San-xuat-lua-huu-co-duoc-ung-ho-va-ho-tro-boi-chinh-quyen-dia-phuong
Sản xuất lúa hữu cơ được ủng hộ và hỗ trợ bởi chính quyền địa phương

Kiên trì bước trên con đường sản xuất lúa hữu cơ

Bên cạnh những thuận lợi thì con đường “tiên phong” sản xuất lúa hữu cơ này cũng gặp nhiều các khó khăn thử thách. Những khó khăn này là tất yếu khi nhà nông thử sức với một hướng sản xuất mới vẫn còn đang phát triển theo tiềm năng trong nông nghiệp và thị trường. Cụ thể theo ông Bùi Long Xuân chia sẻ như sau:

  • Năng suất lúa giảm mạnh. Với canh tác theo kiểu cũ, truyền thống thì năng suất lúa đạt khoảng 350kg/sào. Trong khi đó với canh tác lúa theo hướng hữu cơ thì năng suất đã giảm mạnh chỉ còn 200-220kg/sào. 
  • Việc chuyển sang sản xuất lúa hữu cơ không còn cho sự sử dụng phân hóa học mà chỉ dùng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Do đó mà không thể linh hoạt hàm lượng đạm, đạm thấp cho nhu cầu sinh trưởng của lúa. Kéo theo dưỡng chất không đủ tiếp sức cho lúa đẻ nhánh dẫn đến năng suất lúa thấp.
  • Về vấn đề hạn chế sâu bệnh trên cây lúa thì mỗi năm nông dân chỉ bón khoảng 25kg vôi/sào vào đất. Thay vì sử dụng cho 1 sào lúa 25kg phân hóa học, 50ml thuốc trừ ốc bươu vàng, 50ml thuốc trừ cỏ và 100-150ml thuốc trừ sâu bệnh trong 1 vụ sản xuất. Theo đó, thời gian đầu khoảng 1 đến 2 vụ thì vẫn còn phát sinh sâu bệnh. Nhưng sau đó từ vụ thứ 4 đã không còn thấy phát sinh sâu bệnh.
Htx-nong-nghiep-an-tin-thu-hoach-lua-huu-co
HTX Nông nghiệp Ân Tín thu hoạch lúa hữu cơ

Thu “trái ngọt” khi lúa hữu cơ khẳng định giá trị của mình trên thị trường

Khi đối mặt với những khó khăn và thử thách như vậy, HTX Nông nghiệp Ân Tín vẫn kiên trì theo đuổi canh tác sản xuất lúa hữu cơ. Và sau 4 năm sản xuất thì đã thu lại được “trái ngọt” khi lúa đạt chuẩn hữu cơ ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong cả nông nghiệp lẫn thị trường nông sản. Từ đó nâng cao được giá trị và mang lại lợi nhuận kinh tế cho nhà nông.

Lúa đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ tăng giá trên thị trường

Thời gian tới, theo xu hướng hiện nay khi người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng đối với các loại nông sản sạch thì giá lúa sản xuất hữu cơ cũng ngày càng gia tăng. Sản phẩm gạo hữu cơ mà HTX Ân Tín sản xuất từ mô hình canh tác của mình đã có sự gia tăng về giá trị qua từng vụ sản xuất. Cụ thể:

  • 2019-2020: giá bán được 13.000đ/kg.
  • 2021: giá bán được 15.000-17.000đ/kg.
  • Đầu 2022: giá bán được 20.000đ/kg.
  • Giữa 2022: giá bán được 22.000đ/kg.
  • Đầu 2023: giá bán được 25.000đ/kg.
  • Cho đến hiện nay thì giá lúa hữu cơ sản xuất bởi HTX Ân Tín đang đứng giá bán là 27.000đ/kg.

Việc tăng giá sản phẩm gạo hữu cơ này chính là nguồn động lực khiến HTX Nông nghiệp Ân Tín vững vàng hơn trong việc theo đuổi áp dụng các mô hình canh tác hữu cơ vào cây lúa trong suốt thời gian 4 năm.

Lua-huu-co-dam-bao-tieu-chuan-cua-htx-an-tin-tang-gia-tren-thi-truong
Lúa hữu cơ đảm bảo tiêu chuẩn của HTX Ân Tín tăng giá trên thị trường

Đạt các chứng nhận và đánh giá cao từ chuyên gia và người tiêu dùng

Canh tác sản xuất lúa hữu cơ đã giúp HTX Nông nghiệp Ân Tín nhận được nhiều chứng nhận khẳng định cho chất lượng sản phẩm. Đồng thời cũng trở thành sản phẩm hữu cơ được người tiêu dùng đánh giá cao. Cụ thể:

  • 2,75ha mô hình lúa theo hướng hữu cơ đã đạt được chứng nhận của Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC. Với sản lượng trung bình ước tính khoảng 12,5 tấn gạo hữu cơ được sản xuất trong 1 năm.
  • Sản phẩm “Gạo hữu cơ Ân Tín” đã nhận được đánh giá, phân hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh bởi ngành chức năng. Sản phẩm được cấp mã vạch, QR bởi Sở Công thương Bình Định. Trên cơ sở đó, HTX đã bày bán, giới thiệu sản phẩm từ lúa hữu cơ của mình tại nhiều hội nghị, hội thảo. Và thực hiện đồng thời việc bán ở một số cửa hàng chuyên về sản phẩm hữu cơ lẫn bán qua mạng internet.
  • Người tiêu dùng có phản ứng chấp nhận sản phẩm tích cực với mức giá bán ra đảm bảo được chi phí sản xuất và mang lại lợi nhuận. HTX cũng đã ứng dụng công nghệ số để tăng sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động,… Từ đó nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm. Chẳng hạn như đăng ký bán sản phẩm ở các sàn thương mại điện tử Voso.vn, Sanocop.vn, Postmart.vn,… Dần dần, người tiêu dùng càng thích thú hơn và chấp nhận sản phẩm với mức giá giúp nhà nông có lợi nhuận.
Lua-huu-co-cua-htx-an-tin-dat-chung-nhan-huu-co-cho-chat-luong
Lúa hữu cơ của HTX Ân Tín đạt chứng nhận hữu cơ cho chất lượng

Giá trị của canh tác hữu cơ đối với môi trường

Ngoài khẳng định vị trí của mình trên thị trường với giá trị kinh tế cao thì mô hình sản xuất lúa hữu cơ cũng mang đến hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường. Bởi việc giảm sử dụng chất hóa học, thuốc BVTV, phân bón hữu cơ sẽ giúp nhà nông giảm được phát thải trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, chủ động điều tiết nước hợp lý cho canh tác hữu cơ cũng giúp bảo vệ môi trường và mang lợi ích cho cộng đồng. Đặc biệt là trong việc góp phần hoàn thành tiêu chí số 4 trong chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao đang triển khai trên địa bàn.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Định, ông Huỳnh Việt Hùng thì việc phát triển nông nghiệp hướng hữu cơ là một hướng đi hiệu quả, mang đến giá trị cao trong sản xuất cho nhà nông. Mô hình canh tác lúa hữu cơ đã giúp được trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gắn liền với nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững. Tạo ra các sản phẩm gạo thiết yếu với chất lượng cao và an toàn. Từ đó tạo đà thành công cho việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới bền vững.

Khẳng định vị thế thành công thu hút nhiều nhà nông thực hiện sản xuất lúa hữu cơ

Với sự thành công trong việc sản xuất và đạt được lợi nhuận của HTX Nông nghiệp Ân Tín, nhà nông của huyện Hoài Ân đã được tiếp thêm nhiều hy vọng, phấn khởi và rộ lên phong trào sản xuất lúa hữu cơ. Theo Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân, ông Võ Duy Tín cho biết rằng, hiện đã có 6 HTX nông nghiệp trên địa bàn triển khai phát triển sản xuất lúa hướng hữu cơ. Bao gồm Ân Tín, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Mỹ, Ân Tường 1 và Ân Tường 2. Tổng số diện tích phát triển lúa hướng hữu cơ của huyện là 15,5ha.

Thu-hut-nhieu-nha-nong-ap-dung-mo-hinh-san-xuat-lua-huu-co
Thu hút nhiều nhà nông áp dụng mô hình sản xuất lúa hữu cơ

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về lúa hữu cơ khẳng định vị thế trong canh tác nông nghiệp và thị trường nông sản mà Netagro muốn nói đến. Để đảm bảo sản xuất được lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn hữu cơ thì nhà nông cần phải cung cấp các giải pháp dinh dưỡng hữu cơ hiệu quả cho lúa phát triển. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hữu cơ chất lượng cho cây lúa đạt chuẩn, thuận lợi hướng tới gia tăng giá trị canh tác hữu cơ thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *