Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi và bón phân đạt hiệu quả cao

Ky-thuat-cham-soc-cay-buoi

Ngành Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua luôn đạt được nhiều thành tựu lớn. Và trong đó thì bưởi là một nông sản quan trọng không thể thiếu. Do vậy mà các vườn bưởi luôn nhận được nhiều sự quan tâm của ngành và nhà nông. Đặc biệt là những tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc cây bưởi đúng cách. Cũng như cách bón phân cho bưởi đạt hiệu quả theo từng thời kỳ phát triển. Qua đó giúp cây bưởi có điều kiện, dưỡng chất để phát triển thuận lợi và cho quả năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao. 

Những điều cần biết trước khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc cây bưởi

Bưởi là một loại quả được quy vào chi Cam chanh, thường sẽ có màu từ xanh lục cho đến vàng khi chín. Đây là loại quả phổ biến trên thị trường và được ưa chuộng bởi nhiều người tiêu dùng. Như các loại cây ăn quả khác thì bưởi cũng yêu cầu nhà nông có kỹ thuật chăm sóc cây bưởi và bón phân đúng, phù hợp thì cây mới có thể phát triển năng suất. Theo đó, trước khi thực hiện bón phân, chăm sóc cây bưởi thì nhà nông cần phải nắm rõ về dưỡng chất cần thiết cũng như thời kỳ phát triển của cây. Qua đó tạo thành cơ sở để lựa chọn phân bón, cách chăm sóc phù hợp cho bưởi phát triển hiệu quả từng thời kỳ.

Nhung-dieu-can-biet-de-phat-huy-ky-thuat-cham-soc-cay-buoi-hieu-qua
Những điều cần biết để phát huy kỹ thuật chăm sóc cây bưởi hiệu quả

Nhu cầu dinh dưỡng của cây bưởi

Cây bưởi cần nhiều và đầy đủ các loại dinh dưỡng khác nhau. Trong đó, các dưỡng chất đa lượng đạm (N), lân (P) và kali (K) có vai trò rất quan trọng. Cụ thể:

  • Đạm (N): Là dưỡng chất quan trọng cần cung cấp cho cây bưởi để hỗ trợ cây cấu tạo nên diệp lục tố, axit nucleic, nguyên sinh chất hay protein. Từ đó mang đến sức sống và sự phát triển khỏe mạnh, năng suất ở cây trồng. Thông qua việc hỗ trợ tăng sự sinh trưởng, phát triển của các mô sống.
  • Lân (P): Với kỹ thuật chăm sóc cây bưởi thì lân là dưỡng chất cần thiết có vai trò trung tâm trong việc trao đổi protein và năng lượng của cây. Lân quan trọng cho quá trình hình thành, cũng như vận chuyển các hợp chất hữu cơ có trong cây. Ngoài ra còn có hiệu quả kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo được điều kiện phù hợp cho cây đồng hóa các dưỡng chất khác. Trong cây bưởi, lân thường chiếm khoảng từ 1-14% trọng lượng chất khô.
  • Kali (K): Là dưỡng chất cây cần ở phần lớn mọi bộ phận dù không thực sự tham gia vào cấu tạo mô thực vật. Kali sẽ giúp cây kiểm soát quá trình thoát hơi nước, hỗ trợ cây hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Từ đó cây sẽ tăng được sức khỏe, sức đề kháng trước điều kiện thời tiết bất lợi như rét, hạn. Dưỡng chất này sẽ tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh lượng nước khí khổng và pH.
Nhu-cau-dinh-duong-can-biet-truoc-khi-thuc-hien-ky-thuat-cham-soc-cay-buoi
Nhu cầu dinh dưỡng cần biết trước khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc cây bưởi

Thực hiện chăm sóc cây bưởi theo thời kỳ, giai đoạn phát triển

Ngoài nhu cầu dinh dưỡng của cây bưởi thì nhà nông còn cần phải chú ý đến thời kỳ và giai đoạn phát triển của cây bưởi. Bởi kỹ thuật chăm sóc cây bưởi không duy trì ổn định xuyên suốt quá trình phát triển của cây mà thay đổi tùy theo từng thời kỳ. Cũng như dinh dưỡng và lượng dưỡng chất cây cần cũng sẽ thay đổi theo giai đoạn phát triển. 

Thông thường, việc chăm sóc cây bưởi, đặc biệt là với các vùng trồng bưởi ở miền Bắc Việt Nam, sẽ chia thành theo các thời kỳ như:

  • Thời kỳ 1-3 năm đầu, hay là thời kỳ cây chưa cho quả.
  • Thời kỳ cho thu hoạch. Bao gồm thời kỳ ra hoa đậu quả, nuôi quả, cho thu hoạch và giai đoạn kinh doanh sau này.

Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi thời kỳ chưa cho quả (1-3 năm đầu)

Sau khi tìm hiểu về những điều cần phải biết trước khi thực hiện bón phân và chăm sóc cây bưởi thì nhà nông có cơ sở để dựa vào đó, lựa chọn cách chăm sóc, cách bón phân cũng như loại phân bón phù hợp cho vườn bưởi. Nhà nông có thể tham khảo rõ hơn kỹ thuật chăm sóc cây bưởi theo từng thời kỳ phát triển mà Netagro trình bày dưới đây. Bắt đầu với kỹ thuật chăm sóc bưởi ở giai đoạn 1-3 năm đầu, hay thời kỳ cây chưa cho quả.

Ky-thuat-cham-soc-cay-buoi-thoi-ky-chua-cho-qua
Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi thời kỳ chưa cho quả

Các thao tác, kỹ thuật chăm sóc

Ở thời kỳ này, nhà nông cần tạo cho cây môi trường phát triển thuận lợi, tạo nền tảng cho vườn cây phát triển năng suất, không bị cản trở về sau này. Cụ thể, nhà nông cần thực hiện:

  • Về đất vườn: tưới nước, làm cỏ và quản lý độ ẩm. Nhà nông cần thường xuyên làm sạch cỏ, tưới nước tùy giai đoạn sinh trưởng của cây và đảm bảo độ ẩm đất 65-70%.
  • Chống xói mòn và phủ đất bằng việc trồng cây phân xanh: Cần trồng cây họ Đậu, cây phân xanh giữa các hàng cây. Qua đó tận dụng đất, che phủ đất để giữ ẩm, chống cỏ dại và tạo nguồn cải tạo đất.
  • Cắt tỉa và tạo hình cho cây bưởi: Cắt tỉa tạo tán theo các cấp cành và theo năm trồng bưởi. Khung tán hợp lý nói chung cho cây bưởi là khung hình bán cầu.

Bón phân cho cây bưởi thời kỳ chưa cho quả

Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi thời kỳ này gồm cách bón phân phù hợp mà nhà nông có thể tham khảo như sau:

  • Thời kỳ và tỷ lệ bón: Bón phân cho thời kỳ kiến thiết cơ bản này của cây thường phải phụ thuộc vào thời điểm trồng. Cũng như tùy thuộc vào tính chất của đất. Thông thường, nhà nông nên bón khoảng 4 đợt/năm vào các tháng như 3, 6, 8 và 12. Với mỗi đợt có tỷ lệ và yêu cầu khác nhau.
  • Lượng phân bón: Lượng phân bón mà một cây cần vào một năm trung bình như sau:
Luong-phan-bon-phu-hop-thoi-ky-dau-cho-ky-thuat-cham-soc-cay-buoi-hieu-qua
Lượng phân bón phù hợp thời kỳ đầu cho kỹ thuật chăm sóc cây bưởi hiệu quả
  • Phương pháp bón phân: Nhà nông có thể bón vào rãnh quanh tán sâu khoảng 10-15cm rồi lấp lại, làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc cây. Với lần bón ở tháng 12 có sử dụng phân hữu cơ, nhà nông cần phải cuốc rãnh sâu và rộng hơn. Cụ thể sâu khoảng 15-20cm, rộng khoảng 20-30cm.

Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi thời kỳ cho thu hoạch

Sau giai đoạn kiến thiết cơ bản thì nhà nông sẽ chuẩn bị linh hoạt kỹ thuật chăm sóc cây bưởi, cũng như bón phân phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Cụ thể là thời kỳ cây phát triển lớn hơn và cho thu hoạch.

Ky-thuat-cham-soc-cay-buoi-thoi-ky-cho-thu-hoach
Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi thời kỳ cho thu hoạch

Các thao tác, kỹ thuật chăm sóc

Bao gồm các kỹ thuật cần nhà nông chú ý như:

  • Về đảm bảo độ ẩm và quản lý đất: Giai đoạn này nhà nông cần phải chống rửa trôi bằng việc trồng bổ sung cây họ Đậu hay cây phân xanh. Làm cỏ, tưới nước giữ độ ẩm trong khoảng 65-70% và thường xuyên kiểm tra độ ẩm 5-7 ngày một lần. Rắc vôi bột, bón phân nếu pH đất < 5,5.
  • Cắt tỉa, quản lý kích thước của cây bưởi: Nhà nông cần tỉa các cành bị sâu bệnh, tỉa thưa các cành không phù hợp. Tỉa cành tạo tán cần theo nguyên tắc là từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới theo khung tán. Với cây khuyết tán thì nhà nông có thể tận dụng cành vượt, tạo cành mới để lấp vào khoảng trống. Ngoài ra thì còn cần phải tỉa hoa và quả. Sau thu hoạch thì cần bấm ngọn cành mẹ và tỉa bỏ cành vừa mang quả.
  • Thụ phấn bổ sung cho cây: Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi bao gồm cả yêu cầu nhà nông thụ phấn bổ sung cho cây bằng biện pháp thủ công hoặc biện pháp cơ giới. Qua đó, giúp cây tăng được năng suất và hạn chế tác động tiêu cực của biến động khí hậu gây ra ở cây.
  • Thực hiện bao quả cho cây: Thời gian bao quả sẽ tùy thuộc vào thời gian thu hoạch của giống cây bưởi. Thông thường là bao trước khi thu quả khoảng 3 đến 4 tháng tùy theo điều kiện sinh thái. Trước thu hoạch 25-30 ngày sẽ cởi túi bao.
  • Quản lý dịch hại: Bằng các biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học.
Ky-thuat-cham-soc-cay-buoi-va-bao-qua-cho-cay
Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi và bao quả cho cây

Bón phân và quản lý dinh dưỡng cho cây bưởi

Các yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cây bưởi nhà nông cần lưu ý khi bón phân giai đoạn này gồm:

  • Thời kỳ bón phân và tỷ lệ bón: Nhà nông nên chia làm 4 lần bón phân theo từng giai đoạn với tỷ lệ cụ thể như sau:

Lần 1: 100% phân chuồng hoai + 100% lân supe + 20% lượng kali + 20% lượng đạm. Bón vào thời kỳ sau khi thu hoạch quả.

Lần 2: 30% lượng đạm + 30% lượng kali. Bón thúc hoa vào khoảng cuối tháng 11 và đầu tháng 12.

Lần 3: 30% lượng kali + 30% lượng đạm. Bón vào để dưỡng hoa và quả non mới kết trái.

Lần 4: Bón thúc quả vào khoảng cuối tháng 5 với lượng phân còn lại.

  • Liều lượng phân bón: Nhà nông nên bón cho bưởi 50kg phân hữu cơ hoai mục + 1,3kg đạm urê + 2,5kg lân supe + 2g kali clorua. Vào năm thứ 10 trở đi chăm sóc bưởi thì lượng bón cơ bản như năm thứ 9. Nhưng còn phải tăng giảm bổ sung tùy thuộc theo tình hình sinh trưởng thực tế.
  • Cách bón phân hiệu quả: Nhà nông bón vào rãnh rộng từ 30cm từ mép tán kéo vào trong. Rãnh sâu 20-30cm. Pha trộn phân đều với nhau rồi rắc vào rãnh, sau đó lấp đất.

Ngoài lượng phân bón và cách bón kể trên thì nhà nông còn cần phải chú ý cung cấp bổ sung các trung-vi lượng cho cây trồng. Về các dưỡng chất vi lượng, nhà nông có thể dùng sản phẩm phân bón NETA MIX của Netagro, giúp bổ sung đầy đủ B, Mn, Zn, Fe, Mg,… mà cây trồng cần cho việc phát triển, ra hoa đậu trái.

Ky-thuat-cham-soc-cay-buoi-bang-cach-bon-quanh-tan-thoi-ky-cay-cho-thu-hoach
Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi bằng cách bón quanh tán thời kỳ cây cho thu hoạch

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về kỹ thuật chăm sóc cây bưởi và bón phân phù hợp, hiệu quả mà Netagro muốn nói đến. Theo đó, việc sử dụng phân bón hiệu quả trong quá trình chăm sóc, bón phân cho cây bưởi là rất quan trọng. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hiệu quả cho cây bưởi thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *