Bón phân cho sầu riêng như thế nào đạt hiệu quả cao?

Bon-phan-cho-sau-rieng

Để chăm sóc vườn cây sầu riêng đạt năng suất, hiệu quả cao thì nhà nông cần phải chú ý nhiều đến công việc bón phân cho sầu riêng. Bởi bón phân trực tiếp cung cấp cho sầu riêng những dưỡng chất để cây sinh trưởng và phát triển. Theo đó, nếu nhà nông lựa chọn được đúng loại phân bón và tiến hành bón phân phù hợp thì cây sẽ có thể phát triển tốt. Ngược lại, nếu việc bón phân không được thực hiện hiệu quả thì cây sẽ kém phát triển, nhiều bệnh và không thể cho ra nông sản chất lượng. Vậy phải bón phân như thế nào để sầu riêng đạt được năng suất cao? Nhà nông hãy cùng Netagro tìm hiểu ở bài viết sau nhé!

Nhu cầu dinh dưỡng cần biết trước khi bón phân cho sầu riêng

Các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp sầu riêng phát triển tốt và cho năng suất cao. Đối với cây sầu riêng thì nhà nông cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa – trung – vi lượng. Nếu việc cung cấp dưỡng chất cho sầu riêng bị thừa hay thiếu bất kỳ chất nào thì đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây. 

Nhu-cau-dinh-duong-can-biet-truoc-khi-bon-phan-cho-sau-rieng
Nhu cầu dinh dưỡng cần biết trước khi bón phân cho sầu riêng

Ngoài ra, nhu cầu dinh dưỡng của cây còn thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Hoặc theo tuổi cây, giống cây sầu riêng và mức năng suất cây hiện có. Chẳng hạn như sầu riêng kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao. Hay với cây cho năng suất càng cao thì càng phải bón nhiều phân bón hơn. Do đó, nhà nông cần phải lưu ý để bón phân cho sầu riêng được hiệu quả.

Cụ thể vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng quan trọng đối với sầu riêng như sau:

Đạm (N) cho sầu riêng

Đạm là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho mọi bộ phận của cây. Và cần thiết cho các hoạt động sinh trưởng, sử dụng dưỡng chất của cây sầu riêng. Đạm cần thiết cho cả sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả và hạt của cây sầu riêng. Bón phân cho sầu riêng đủ đạm sẽ phát triển được bộ lá xanh tốt và khỏe mạnh. Đồng thời cho ra quả sầu riêng phát triển năng suất, đều và chất lượng.

  • Thiếu đạm: lá xanh sẽ chuyển thành màu xanh vàng hay xanh nõn chuối. Phát triển thiếu nặng lá rụng nhiều khiến năng suất giảm. Hiện tượng này thường xảy ra khi nhà nông lựa chọn đất bị nghèo dinh dưỡng để trồng cây. Cũng như do nhà nông cung cấp không đủ so với nhu cầu đạm của cây.
  • Thừa đạm: phát triển mạnh, lá nhiều màu xanh đậm. Tuy nhiên rất dễ bị sâu bệnh tấn công và xảy ra hiện tượng đậu quả thì ít mà quả rụng liệu nhiều. Hơn nữa, nông sản còn bị phát triển bất thường, bị bệnh mất gai, nứt quả,…
Dam-duoc-bon-phan-cho-sau-rieng-du-giup-cay-phat-trien-tot-khoe-manh
Đạm được bón phân cho sầu riêng đủ giúp cây phát triển tốt, khỏe mạnh

Tuy nhiên, việc chú ý bón phân cho sầu riêng đủ đạm cũng phải đảm bảo được nguyên tắc bón 5 đúng. Đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế, chi phí phân bón được hợp lý.

Lân (P) cho sầu riêng

Cây sầu riêng cần một lượng khá ít lân. Tuy nhiên vẫn phải chú ý để cung cấp lượng phù hợp. Do dinh dưỡng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạn bởi phản ứng hóa học có tác dụng cố định nên cần phải bón lân thường xuyên với một lượng nhỏ vừa đủ. Đặc biệt chú ý ở đất chua. Nhà nông nên bón lót trước khi trồng để hỗ trợ cây đủ dưỡng chất phát triển giai đoạn đầu.

Bón phân cho sầu riêng bị thiếu lân thì lá cây sầu riêng sẽ chuyển sang màu xỉn với mép lá non bị ửng đỏ. Đồng thời còn bị thiếu nặng lá rụng và chết cành.

Kali (K) cho sầu riêng

Bón phân cho cây sầu riêng cần phải chú ý bón nhiều Kali khi cây ra quả. Bởi lượng Kali trong quả mà cây cần rất lớn. Với việc thường xuyên bổ sung Kali, nhà nông sẽ giúp cây duy trì năng suất. Cũng như cho quả sầu riêng phẩm chất ngon, tốt, giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, Kali còn giúp tăng khả năng chống chịu của cây trước các tác động bất lợi. Chẳng hạn như thời tiết không thuận lợi hay sâu bệnh tác động. Kali sẽ hỗ trợ cây phát triển cứng chắc, ít đổ ngã và chịu úng, rét, hạn tốt hơn.

Kali-duoc-cung-cap-qua-bon-phan-cho-sau-rieng-giup-nuoi-trai-chat-luong
Kali được cung cấp qua bón phân cho sầu riêng giúp nuôi trái chất lượng

Nhà nông cần lưu ý rằng với đất nhiều Kali sẽ có thể cản trở sự hấp thu Ca và Mg. Khi đó nhà nông chỉ cần bón Ca, Mg để cân bằng mà không cần bón Kali. Bón phân cho sầu riêng thiếu Kali sẽ biểu hiện ở mép lá chuyển màu vàng cam. Sau đó chuyển tới màu xám nâu và khô, lá bị rụng nhiều.

Lưu huỳnh (S) cho sầu riêng

Lưu huỳnh cũng là một trong những dưỡng chất quan trọng cho cây sầu riêng. Thiếu lưu huỳnh, hầu hết lá trên cây ở chuyển màu sang vàng và ở lá già xuất hiện những vết như vết bệnh. Cụ thể ở lá non thiếu lưu huỳnh, lúc đầu sẽ có màu vàng sáng, sau đó dần chuyển sang vàng nhạt, tương tự triệu chứng lá già. 

Lưu huỳnh thường được bón phân cho sầu riêng thông qua phân SA (chứa khoảng 24% S), phân Super lân (chứa khoảng 14% S),…

Ngoài ra, thiếu một số trung – vi lượng khác cũng sẽ gây ra tác động tiêu cực cho sầu riêng. Cụ thể vài biểu hiện của cây khi thiếu dưỡng chất vi lượng là:

  • Thiếu magie: thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá.
  • Thiếu canxi: lá bị héo vàng từ rìa, lan dần vào lân chính.
  • Thiếu kẽm: lá và chồi đầu cành không phát triển tốt, hay gọi là bị rụt đọt. Lá cây không thể nở lớn.

Do đó, nhà nông cần phải lưu ý cung cấp đủ, đều các trung – vi lượng cho cây sầu riêng. Nhà nông có thể tham khảo sản phẩm NETA MIX hỗ trợ toàn diện trung – vi lượng cho cây trồng.

Bon-phan-cho-sau-rieng-thieu-dinh-duong-gay-anh-huong-xau-the-hien-tren-la
Bón phân cho sầu riêng thiếu dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu thể hiện trên lá

Thời gian và liều lượng bón phân cho sầu riêng hợp lý, hiệu quả cao

Như vậy, có thể thấy nhu cầu dinh dưỡng của sầu riêng rất đa dạng và thay đổi cụ thể theo từng thời kỳ. Do đó, cách bón phân cho sầu riêng cần phải căn cứ vào thời gian phát triển của cây để lựa chọn cho phù hợp. Đồng thời, cũng phải quan tâm đến liều lượng bón cho cây. Dưới đây là kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng theo từng giai đoạn cụ thể để nhà nông tham khảo của Netagro:

Kỹ thuật bón lót trước khi trồng

Bón lót thường sẽ được nhà nông thực hiện vào khoảng 10-15 ngày trước khi trồng. Giai đoạn này bón chính sẽ là các loại phân bón hữu cơ. Đồng thời, nhà nông cũng có thể kết hợp với phân NPK và vôi để sát khuẩn, điều chỉnh pH. Thực hiện bón lót trước khi trồng sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng kịp thời vào giai đoạn khi cây mới trồng vừa ra rễ. Đồng thời, giúp xử lý được đất trồng sầu riêng hiệu quả, tạo môi trường phù hợp nhất cho cây phát triển. Từ đó, việc bón phân cho sầu riêng sẽ tạo được nền tảng hỗ trợ cho cây bước sang các giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn cây con và những năm đầu cho quả

Giai đoạn này, nhà nông nên bón khoảng 5-10kg phân gà hoặc phân gốc, phân hữu cơ đã hoai mục. Kết hợp đồng thời với bổ sung phân vô cơ theo công thức N:P:K:Mg = 18:11:5:3 hay 15:15:6:4. Trong năm nên chia thành nhiều lần bón với liều lượng linh hoạt theo nhu cầu. Từ đó nhằm đảm bảo cung cấp được cho nhu cầu dinh dưỡng của cây theo giai đoạn. Tránh việc thiếu dưỡng chất giai đoạn sau hay thừa, lãng phí phân bón cung cấp dinh dưỡng khi bón một lần. Cụ thể liều lượng bón và số lần bón sẽ được thể hiện ở bảng sau:

Lieu-luong-va-so-lan-bon-phan-cho-sau-rieng
Liều lượng và số lần bón phân cho sầu riêng

Giai đoạn cây cho quả ổn định

Bón phân cho sầu riêng vào giai đoạn cây ra quả ổn định sẽ được thực hiện khi cây có đường kính tán 5-6m. Với điều kiện cây đang phát triển bình thường. Cụ thể bón như sau:

  • Lần 1: Nhà nông cần phải tiến hành tỉa cành và bón phân hữu cơ hoai mục 20-30kg/cây ngay sau khi thu hoạch xong. Hoặc có thể sử dụng phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượng khuyến cáo được in trên bao bì. Đồng thời kết hợp với phân vô cơ có liều lượng đạm cao. Theo công thức N:P:K:Mg là 18:11:5:3 với liều lượng vào khoảng 2-3 kg/ cây. Nhà nông có thể tham khảo sản phẩm NETA K-ACTIVE.
  • Lần 2: Nhà nông cần thực hiện bón phân cho sầu riêng trước giai đoạn ra hoa của cây 30-40 ngày. Tiến hành bón phân vô cơ có hàm lượng lân theo công thức cụ thể là N:P:K:Mg = 10:50:17:2. Bón với liều lượng 2-3kg/ cây để hỗ trợ cây có quá trình ra hoa được dễ dàng hơn.
  • Lần 3: Thực hiện khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm. Nhà nông cần bón phân có hàm lượng Kali cao để hỗ trợ cây nuôi quả tốt, chất lượng cao. Bón theo công thức N:P:K:Mg = 12:12:17:2 với liều lượng vào khoảng 2-3 kg/cây.
  • Lần 4: Nhà nông nên bón lần 4 vào 1 tháng trước khi quả chín. Bón phân NPK 16-16-8 kết hợp với 1-1,5kg phân K2SO4 nhằm giúp tăng chất lượng quả, đảm bảo cây vững chắc để chuẩn bị cho thu hoạch.
Bon-phan-cho-sau-rieng-giai-doan-cay-da-cho-qua-on-dinh
Bón phân cho sầu riêng giai đoạn cây đã cho quả ổn định

Một số lưu ý khi thực hiện bón phân cho sầu riêng

Với những thông tin về nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách bón, liều lượng bón phân cho sầu riêng theo từng giai đoạn cụ thể như trên, Netagro hy vọng đã có thể đồng hành cùng nhà nông cải thiện công việc canh tác sầu riêng. Và nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao giá trị quả mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin trên thì nhà nông còn cần phải lưu ý:

  • Kết hợp tưới nước tùy theo giai đoạn phát triển của cây sầu riêng. Cũng như có chế độ quản lý nước tưới phù hợp.
  • Sầu riêng cần nhiều Kali để nuôi quả nhưng không nên dùng Kali clorua (KCl) vì sẽ làm sầu riêng giảm mùi thơm. Thay vào đó, nên sử dụng Kali Sulphate (K2SO4) cùng với trung – vi lượng (TE).
  • Nhà nông cần phải đặc biệt chú ý cung cấp N, P và K vì đây là 3 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất cho sầu riêng trong nhiều giai đoạn.
Luu-y-bon-phan-cho-sau-rieng-phai-phu-hop-tuy-theo-giai-doan-phat-trien-cua-cay
Lưu ý bón phân cho sầu riêng phải phù hợp, tùy theo giai đoạn phát triển của cây

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho sầu riêng phù hợp mà Netagro muốn nói đến. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hiệu quả cho cây sầu riêng phát triển tốt, cho nông sản chất lượng thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

One thought on “Bón phân cho sầu riêng như thế nào đạt hiệu quả cao?

  1. Pingback: Thu hoạch sầu riêng và bảo quản, phục hồi sau thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *