Lúa là cây lương thực giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Vì những lợi nhuận mà cây lúa mang lại, bất kỳ người nông dân trồng lúa nào cũng muốn có một vụ mùa bội thu. Giữa rất nhiều những yếu tố khác nhau thì kỹ thuật bón phân cho lúa chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lúa. Nếu bà con nông dân đang phân vân không biết bón phân cho cây lúa như thế nào để cả vụ đạt năng suất cao thì Netagro sẽ đồng hành cùng nhà nông trong bài viết dưới đây để tìm ra giải đáp cho vấn đề này.
Những thông tin cần biết trước khi thực hiện bón phân cho lúa
Trước khi thực hiện công việc gieo trồng và bón phân cho lúa thì nắm rõ về đặc điểm của loại cây trồng này là điều cần thiết. Nhờ đó người nông dân sẽ có cơ sở để lựa chọn biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.
Cây lúa là loài thực vật thuộc vào nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng. Thân cây lúa có thể cao tới 1-1,8m. Cây có lá mỏng, hẹp và dài khoảng 50-100 cm. Ngoài ra, đây cũng là loài cây tự thụ phấn, ra hoa mọc thành cụm phân nhánh cong hay rủ xuống. Hạt lúa thuộc loại quả thóc.
Loại cây trồng này có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh và cho năng suất cao. Trung bình năng suất có thể đạt 8-10 tấn/ha. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều giống lúa khác nhau. Với từng giống sẽ có thời gian sinh trưởng, năng suất và khả năng thích nghi với đất khác nhau. Nhưng nhìn chung đều có thể đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nông dân nếu được chăm sóc và bón phân đúng cách.
Cần bón phân cho lúa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây
Để thực hiện bón phân cho lúa hiệu quả cao, phải lưu ý cả dinh dưỡng mà cây lúa đang cần để sinh trưởng và phát triển. Từ đó có thể bón đúng và đủ phân bón cho cây. Đồng thời, mang lại hiệu quả bón phân tối ưu và hạn chế được ngộ độc phân bón.
Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, cây lúa cần được cung cấp đầy đủ những nguyên tố dinh dưỡng từ cả nhóm phi khoáng lẫn nhóm nguyên tố khoáng. Trong nhóm nguyên tố khoáng, cây lúa lấy đạm (N), lân (P) và kali (K) là dưỡng chất chính. Đối với các nguyên tố khoáng khác, cây lúa có nhu cầu ít hơn hoặc rất ít.
>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho cây lúa.
Kỹ thuật bón phân cho lúa theo giai đoạn để cả vụ đạt năng suất cao
Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà cây lúa cần loại và lượng dưỡng chất khác nhau. Vì vậy nhà nông cần phải nắm chính xác về thời điểm bón phân cho lúa để thực hiện việc bón phân hiệu quả nhất.
Bón lót trước khi thực hiện gieo sạ
Đây là giai đoạn nhà nông cần kết hợp làm đất và bón lót 1 tuần trước khi gieo sạ. Với việc bón lót trong khi làm đất sẽ giúp đất trồng lúa tơi xốp và gia tăng độ phì nhiêu. Đồng thời có thể giảm trừ được mầm bệnh trong đất, tạo môi trường sống tốt nhất cho cây lúa.
Thực hiện bón phân trước gieo sạ 1 tuần sẽ giúp phân bón hòa vào đất ruộng. Từ đó cung cấp hiệu quả hơn dưỡng chất cho cây lúa. Giai đoạn này nhà nông có thể dùng phân chuồng, phân đạm, phân lân kèm phân kali để bón lót. Với giống ngắn ngày cần bón nhiều kali nhằm kích thích đẻ nhánh sớm. Còn với cây lúa mạ thì nên bón lót ⅓ đến ⅔ lượng đạm cho đất ruộng.
Bón thúc giúp lúa đẻ nhánh
Giai đoạn này ở khoảng sau khi mầm rễ bám đất và bắt đầu quá trình phát triển lá mầm. Bón thúc nên vào thời điểm sau sạ 7 ngày và khi lúa bắt đầu đẻ nhánh ngày thứ 15. Lưu ý nếu nhà nông thực hiện bón thúc cho lúa sau khi rút nước ruộng thì có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón đến gấp hai lần.
Ở giai đoạn này, cây lúa cần khá nhiều đạm để thực hiện đẻ nhánh nhanh. Vì vậy mà bà con nông dân nên chú ý bón thúc nhiều đạm cho lúa. Lượng đạm bón phân cho lúa có thể chiếm đến 70% đạm cả vụ. Ngoài ra, cần bổ sung lân và kali nhằm tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh cho cây lúa. Để giảm phèn, chua cũng như độc tố cho đất trồng lúa thì nhà nông có thể kết hợp bón phân đạm với phân lân.
Bón thúc đón đòng
Thời điểm thích hợp là sau sạ 35 ngày với lúa ngắn ngày và 50 ngày với lúa dài ngày. Thời gian đón lúa trổ đòng có thể ảnh hưởng quyết định đến năng suất của cả vụ lúa. Vì vậy, nhà nông cần phải đặc biệt chú ý bón phân hợp lý vào giai đoạn này. Cụ thể, nên kết hợp bón phân đạm với kali nhằm hỗ trợ lúa phát triển được cứng cây. Với giống lúa dài ngày, cần chú trọng đến bón kali giúp cây trổ bông và nuôi hạt hiệu quả.
Đồng thời, nhà nông cần kiểm soát môi trường đất kiềm hay đất phèn nếu gặp thời tiết mưa nhiều. Thông qua thường xuyên thăm đồng và đo pH đất ruộng, bà con có thể quản lý đất tốt. Qua đó xử lý kịp thời những vấn đề cản trở sự phát triển thuận lợi của cây lúa.
Bón phân cho cây lúa nuôi hạt
Bằng việc thực hiện bón phân cho lúa hiệu quả trong giai đoạn nuôi hạt, cây sẽ có đủ dưỡng chất cần để phát triển khỏe mạnh và ra hạt chắc, sáng bóng. Bón phân giai đoạn nuôi hạt giúp hỗ trợ quá trình tích tụ tinh bột của cây lúa, nâng cao chất lượng hạt. Đồng thời, chủ động kết hợp với quản lý sâu bệnh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Cụ thể, với giai đoạn này thì nhà nông nên:
- Dùng từ 1 lần đến 2 lần phân bón lá cho lúa.
- Bón kết hợp đạm, lân, kali tùy theo giai đoạn sau đòng trổ và lúa đỏ đuôi. Từ đó giúp lúa đứng vững, khỏe và tăng chất lượng hạt.
- Lưu ý nên bón nuôi hạt trước thu hoạch từ 25 ngày. Nhờ đó có thể hạn chế tối đa tình trạng hóa chất dư lại trên hạt.
Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về bón phân cho lúa mà Netagro muốn nói đến. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón chất lượng giúp bổ sung đầy đủ, hiệu quả dinh dưỡng cho cây lúa thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.
Pingback: Nam Trung bộ phấn khởi vì vụ lúa hè thu được mùa trúng giá
Pingback: Giống lúa khỏe - Phương pháp lựa chọn và xử lý tốt nhất