Buổi sáng sớm chìm trong lớp sương mờ ảo, khu vực trồng rau của Hiếu Linh Farm đã nhộn nhịp. Bà Lê Thị Thu Hậu, Giám đốc Hiếu Linh Farm cùng những nhà nông tổ chức thu hái rau, củ, quả. Nhằm kịp để đóng gói, vận chuyển đáp ứng đủ nhu cầu của đối tác tại TP.HCM. Để có thể mở lối nông nghiệp hữu cơ thành công như vậy, bà Lê Thị Thu Hậu đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách và kiên trì theo đuổi. Cuối cùng đã xây dựng thành công mô hình rau hữu cơ. Cho ra các sản phẩm an toàn và bán được giá cao trên thị trường. Đồng thời cũng lan tỏa được nông nghiệp hữu cơ đến nhiều nhà nông hơn.
Đối mặt với những thách thức khi mở lối nông nghiệp hữu cơ
Công ty Nông sản Tổ hợp tác hữu cơ Hiếu Linh, hay còn gọi là Hiếu Linh Farm có khu sản xuất rau hữu cơ rộng khoảng 3ha. Nằm ở thung lũng nơi chân núi Langbiang, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Khu sản xuất này chính là nơi mở lối nông nghiệp hữu cơ mà bà Lê Thị Thu Hậu đã đạt được sau nhiều năm kiên trì. Nhờ địa hình được bao bọc bởi bạt ngàn những cánh rừng thông tạo thành lớp che chắn mà khu trồng thảo dược, rau này có điều kiện vùng đệm lý tưởng cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, dù có sự thuận lợi về địa hình nhưng ý tưởng và quá trình phát triển nông nghiệp hữu cơ của bà Hậu vẫn vướng phải nhiều khó khăn.
Tình hình trước khi chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ
Từ năm 1990, bà Lê Thị Thu Hậu đã gắn bó nhiều với ruộng vườn. Bà bắt đầu cùng gia đình tổ chức trồng bắp cải. Và trồng một số loại nông sản địa phương của vùng núi Langbiang để bán ra thị trường. Giai đoạn này, với 1ha vườn, bà đã tổ chức sản xuất rau theo phương thức truyền thống. Những nông sản thu được đều có chất lượng tốt, được các thương lái địa phương thu mua toàn bộ.
Mối duyên của bà Lê Thị Thu Hậu với nông nghiệp hữu cơ là vào năm 2017. Khi tham gia một chương trình giao lưu và xúc tiến thương mại, bà đã nhìn thấy được tình hình nông nghiệp hữu cơ ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Nhận thấy nhiều tỉnh bạn đã tiến hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thu được những sản phẩm tốt cho sức khỏe nên bà đã học hỏi, tìm hiểu. Cuối cùng là quyết định tiến hành chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ.
Tuy nhiên, từ khi nảy sinh ý tưởng đến quá trình thực hiện mở lối nông nghiệp hữu cơ, bà đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách.
Những khó khăn khi bắt đầu triển khai ý tưởng sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ
Ban đầu, khi bà Hậu đưa ra ý kiến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bà đã vướng phải những phản đối khiến bà không thể lập tức tiến hành. Bà kể, “Thời gian đó, khi tôi nói chuyển qua làm nông nghiệp hữu cơ, hàng xóm cho rằng tôi bị khùng. Thậm chí những người thân trong gia đình cũng không tin tưởng, không ủng hộ”.
Theo đó, để thuyết phục gia đình, bà đã phân tích về những ưu điểm của nông nghiệp hữu cơ. Đối với môi trường, nông nghiệp hữu cơ góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường sống, hướng tới cuộc sống xanh, sạch. Đối với nhu cầu về sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo về những nông sản chất lượng, không hóa chất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng lẫn người sản xuất. Và với một xã hội mà điều kiện sống ngày càng cải thiện, nhu cầu về sức khỏe của con người càng tăng cao thì nông nghiệp hữu cơ chính là nền nông nghiệp phù hợp với xu thế thị trường hiện nay. Qua đó, đảm bảo thu được lợi nhuận kinh tế cao.
Bà Hậu đã kiên trì với ý tưởng, liên tục thuyết phục người thân. Đến cuối cùng bà cũng nhận được sự đồng thuận. Sau đó, khoảng cuối năm 2017, bà đã bắt đầu tiến hành những bước chuẩn bị mở lối nông nghiệp hữu cơ. Bao gồm cải tạo đất, xây dựng lại hệ thống tưới và trồng những lứa rau hữu cơ đầu tiên.
Những khó khăn trong quá trình sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ
Giai đoạn đầu, bà Lê Thị Thu Hậu chia sẻ, bà vẫn trồng bắp cải, atiso và cải ngọt. Tuy nhiên trồng ở một quy trình hoàn toàn mới. Bà sử dụng phân vi sinh cùng một số loại chế phẩm sinh học để phòng sâu bệnh hại. Sau đó, cây phát triển tương đối ổn định nhưng ngay lập tức đã có nhiều vấn đề xảy ra. Chẳng hạn như:
- Trên vườn, những luống cải ngọt gần đến ngày cho thu hoạch thì bị bùng phát sâu bệnh. Khiến toàn bộ đều vị gây hại và ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Bắp cải, atiso bị teo tóp dần theo từng ngày. Nông sản trong giai đoạn mở lối nông nghiệp hữu cơ trở nên nhỏ bé và chỉ đạt năng suất bằng 50% so với cách sản xuất truyền thống trước đây của bà.
- Đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát thì việc sản xuất rau hữu cơ của bà cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Sản phẩm làm không bán được, thua lỗ.
Tuy nhiên, bà Hậu đã không chấp nhận lùi bước trước khó khăn. Bà tiếp tục thực hiện mô hình và không ngừng tìm tòi, học hỏi thêm. Theo đó, bà đã biết cách khắc chế sâu bệnh hại, sản xuất cây trồng phù hợp với tự nhiên. Đồng thời bà cũng mạnh dạn phát triển đa dạng hơn các loại cây trồng. Đặc biệt là biện pháp tổ chức sản xuất rau trên nền đất theo mùa vụ. Không sử dụng nhà lưới hay nhà kính để bảo vệ môi trường. Mất một thời gian dài học hỏi về nông nghiệp thuận tự nhiên, việc sản xuất hữu cơ của bà cuối cùng đã mang lại hiệu quả.
Hành trình mở lối nông nghiệp hữu cơ và đưa nông sản ra thị trường
Sau quá trình đối mặt và từng bước kiên trì khắc phục khó khăn, mô hình nông nghiệp hữu cơ của Hiếu Linh Farm đã cho thấy nhiều hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên, nhà nông ở nông trại này vẫn còn vướng phải những vấn đề về việc đưa sản phẩm ra thị trường.
Tìm kiếm thị trường
Bà Lê Thị Thu Hậu chia sẻ, “Rau hữu cơ đảm bảo về chất lượng nhưng mẫu mã không bắt mắt bằng các loại rau sản xuất theo hình thức thông thường nên chả mấy ai mua.”
Vì vậy, để đưa nông sản thu được từ việc mở lối nông nghiệp hữu cơ đến với người tiêu dùng, bà Hậu đã cùng các thành viên hợp tác tìm kiếm thị trường. Theo bà Hậu cho biết, khoảng từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị của bà đã tranh thủ tham gia nhiều hội chợ, triển lãm giới thiệu nông sản do huyện Lạc Dương và tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Đồng thời, giới thiệu sản phẩm đến các tổ chức xã hội. Như “cộng đồng minh bạch”, “cộng đồng nông nghiệp hữu cơ”…
Đánh giá, kiểm tra nông sản đạt chuẩn hữu cơ
Bên cạnh việc tìm kiếm thị trường cho nông nghiệp hữu cơ, thì mô hình sản xuất của Hiếu Linh Farm cũng phải trải qua những đánh giá về chất lượng, tiêu chuẩn hữu cơ. Năm 2022, mô hình rau hướng hữu cơ với 3ha đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (TCVN).
Theo đó, với sự kết hợp giữa sản xuất hữu cơ được chứng nhận và nỗ lực tìm kiếm thị trường, sản phẩm của Hiếu Linh Farm đã được đón nhận. Hiện nay, có trên 1 tấn rau hữu cơ cho mỗi loại được doanh nghiệp sản xuất. Thành công mở lối nông nghiệp hữu cơ với toàn bộ nông sản được đối tác tại TP.HCM ký hợp đồng bao tiêu. Hơn nữa còn là với mức giá cao hơn giá thị trường khoảng 20%.
Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về mở lối nông nghiệp hữu cơ dưới chân núi Langbiang mà Netagro muốn nói đến. Trong đó, để đảm bảo sản xuất hữu cơ thì việc sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hữu cơ chất lượng cho quá trình sản xuất nông nghiệp thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Sản phẩm nổi bật
NETA SEAWEED
NETA SUPER HUMATE
NETA COPPER
NETA FOX
NETA BOR
NETA CA
NETA CABO
NETA BUD