Thương hiệu cà phê hữu cơ của cộng đồng dân tộc tại Đắk Nông

Ca-phe-huu-co

Thương hiệu cà phê hữu cơ Rock Way đạt chứng nhận UTZ. Đây là thương hiệu ra đời nhằm mang sản phẩm chất lượng cao ra thị trường toàn cầu. Đồng thời lan tỏa tác động tích cực của phương thức canh tác bền vững đến với nhiều nông dân. 

Mot-nong-dan-dia-phuong-thu-thap-hat-ca-phe-huu-co
Một nông dân địa phương thu thập hạt cà phê hữu cơ ở xã Quảng Sơn, tỉnh Đắk Nông, Tây Nguyên. — Ảnh do trang trại Dano cung cấp.

Mục tiêu của thương hiệu cà phê hữu cơ

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã công nhận quyền sở hữu thương hiệu cho sản phẩm “Cà phê Rock Way” và “Mắc ca” do Dano Farm – HTX Nông Lâm nghiệp xanh đầu tiên của cộng đồng đa dân tộc tại xã Quảng Sơn, tỉnh Đắk Nông. 

Giám đốc Dano Farm – Tạ Thị Liên cho biết, thương hiệu được xây dựng trong hơn 3 năm. Mục tiêu hướng đến các cây trồng bền vững, giá trị cao cho cộng đồng 41 dân tộc anh em.

Không dừng lại ở đó, thương hiệu cà phê hữu cơ Rock Way cũng hướng đến mục tiêu cao hơn. Đó là đưa sản phẩm chất lượng cao ra thị trường toàn cầu. Đồng thời, thương hiệu cũng muốn lan tỏa tác động của phương thức canh tác bền vững đến nhà nông. Qua đó góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững của Việt Nam.

Mô hình canh tác mà thương hiệu cà phê hữu cơ hướng đến

Ngoài những mục tiêu, chị Liên còn cho biết thông tin về mô hình trồng trọt của thương hiệu. Cụ thể cộng đồng đa sắc tộc đã trồng 117ha cà phê. Trong đó có 5ha là canh tác hữu cơ của 37 hộ gia đình và xen kẽ giữa một vùng mắc ca từ năm 2018. Khu vực này cũng có 42ha trồng dâu nuôi tằm.

Hat-ca-phe-huu-co-duoc-che-bien-tai-hop-tac-xa-Dano-Farm
Hạt cà phê hữu cơ được chế biến tại hợp tác xã Dano Farm.— Ảnh do trang trại Dano cung cấp

Ngoài ra, cộng đồng dân tộc cũng bắt đầu trồng hạt mắc ca. Mục đích của việc trồng xen này là để tạo tán cây xanh cho cây cà phê. Đồng thời, để giữ vững “tinh thần” của thương hiệu cà phê hữu cơ, họ cũng sử dụng loại phân bón khác để bón cho cà phê thay vì phân bón hóa học. Chẳng hạn như sử dụng trái cây lên men, và phân tằm để bón cho cà phê.

Khu vực Tây Nguyên đã phát triển được 135.572ha cà phê với sản lượng 332.620 tấn/năm. Và đạt kim ngạch xuất khẩu 148 triệu USD từ 102.000 tấn cà phê. Hợp tác xã Dano Farm cũng có kế hoạch mở rộng mô hình nông lâm nghiệp xanh lên 2.500ha trong 5 năm tới. Theo đó, mô hình được hướng đến như một mô hình canh tác dựa trên hệ sinh thái với các loại cây trồng trung hòa lượng carbon.

Những hướng phát triển thương hiệu cà phê hữu cơ trong tương lai

Trong tương lai, Dano Farm sẽ bắt đầu dệt lụa theo phương pháp truyền thống. Việc làm này nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu trong những năm tới. Qua đó mở đường thuận lợi cho xuất khẩu. Ngoài ra, hợp tác xã cũng đang tìm kiếm đối tác ở châu Âu và Nhật Bản. Theo đó, lấy hai thị trường trên là thị trường xuất khẩu trọng điểm trong thời gian tới.

Thuong-hieu-ca-phe-huu-co-duoc-gioi-thieu-tai-hoi-cho-nong-nghiep-tinh-Dak-Nong
Thương hiệu cà phê hữu cơ được giới thiệu tại hội chợ nông nghiệp tỉnh Đắk Nông. — Ảnh của Tạ Thị Liên

Theo ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông (được UNESCO công nhận), vì cộng đồng sản xuất nằm trong khu vực của Công viên địa chất nên các sản phẩm của thương hiệu cà phê hữu cơ và các sản phẩm thủ công của hợp tác xã sẽ được đưa vào hệ thống đối tác địa phương của công viên. 

Với tác động của sự công nhận thương hiệu cà phê hữu cơ, nông nghiệp xanh bền vững càng có thêm nhiều động lực để phát triển mạnh mẽ và phổ biến hơn. Trong đó, việc sử dụng phân bón hữu cơ là rất quan trọng. Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hữu cơ chất lượng thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến chính là đối tác uy tín, an toàn mà bạn đang tìm kiếm.

Nguồn: Việt Nam News.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *