Phân bón NPK là gì? Các loại phân bón NPK và ưu, nhược điểm?

Phan-bon-npk

Trong nông nghiệp hiện nay, phân bón NPK là một trong những loại phân bón phổ biến và đa dụng. Việc sử dụng phân NPK sẽ giúp cây phát triển đạt năng suất cao, cho ra nông sản đáp ứng cả về sản lượng và chất lượng. Tuy nhiên, loại phân bón này lại có nhiều loại với tỷ lệ thành phần khác nhau. Vì vậy, người nông dân cần phải hiểu rõ về đặc điểm, thành phần và tác dụng cụ thể của phân NPK để lựa chọn sản phẩm phân NPK phù hợp với lượng dinh dưỡng cây trồng cần.

Phân bón NPK là gì? 

Phân bón NPK là một loại phân bón hỗn hợp mà trong thành phần có ít nhất 2 trong 3 nguyên tố đạm (N), lân (P) và kali (K). Ba nguyên tố trên thuộc về nhóm nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng. Thông thường, cây trồng sẽ dùng lượng lớn đạm, lân và kali để duy trì sự sống. Đồng thời cũng dùng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Công nghệ sản xuất phân bón NPK 

Vì vai trò quan trọng trong nông nghiệp, ngoài phương pháp sản xuất thủ công, người nông dân và nhiều doanh nghiệp đã cải tiến quá trình sản xuất phân NPK. Qua đó cải thiện chất lượng phân bón NPK giúp cho việc bón phân có kết quả tích cực hơn. Ngoài ra, sản xuất theo công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người nông dân. Hiện nay có một số công nghệ sản xuất phân NPK như:

  • Công nghệ vê viên đĩa quay.
  • Công nghệ nén ép.
  • Công nghệ sản xuất tháp cao.
  • Công nghệ thùng quay.
  • Công nghệ hóa học.

Những công nghệ trên có quy trình và cách vận hành đa dạng từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng nhìn chung đều có thể tạo ra những thành phẩm phân NPK chất lượng cao.

Cong-nghe-san-xuat-phan-bon-NPK
Công nghệ sản xuất phân bón NPK

Phân bón NPK có những loại nào trên thị trường? 

Dựa theo cách sản xuất, người ta chia thành các loại phân bón NPK như sau:

  • Phân trộn: Tạo thành qua phương pháp trộn cơ học đạm, phân và kali. Ở phương pháp ngày sẽ không tồn tại phản ứng hóa học giữa những chất được trộn. Phân trộn thường sẽ có nhiều màu để đánh dấu thành phần dinh dưỡng khác nhau. Khi dùng, để đảm bảo đồng đều dinh dưỡng thì nên trộn đều phân trước khi sử dụng.
  • Phân phức hợp: Được điều chế dưới quá trình có phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu ban đầu. Loại phân NPK này chỉ có một màu với mỗi hạt chứa đủ 3 nguyên tố đạm, lân và kali. Loại phân phức hợp có hàm lượng NPK ở mỗi hạt phân là đồng đều với nhau. Do đó hạn chế tình trạng không cân bằng, phân lớp dinh dưỡng. 

Tác dụng của phân bón NPK 

Nhờ vào thành phần chứa 3 nguyên tố đa lượng đạm, lân và kali mà phân bón NPK có vai trò quan trọng ở phần lớn các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhưng ngoài những ưu điểm có được thì cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định.

Phân NPK có tác dụng như thế nào đối với cây trồng? 

Tác dụng cụ thể của phân NPK dựa vào tác dụng của 3 nguyên tố đa lượng chính:

  • Đạm: Hỗ trợ cây tăng chiều cao, phát triển thân hiệu quả. Bên cạnh đó cũng giúp cây phát triển lá, chồi và tăng sinh khối trái.
  • Lân: Kích thích phát triển rễ. Theo đó là hỗ trợ cây phân hóa mầm hoa và đậu quả. Vì khi hạn chế phát triển rễ kém sẽ hạn chế được khả năng hấp thu dinh dưỡng kém khiến cây khó đậu hoa.
  • Kali: Giúp cây phát triển tốt hơn, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi trong môi trường. Đồng thời giúp tăng trọng lượng cũng như chất lượng của nông sản.

Xem thêm: Vai trò quan trọng của nguyên tố đa lượng cho cây trồng.

Bon-phan-bon-npk-de-bo-sung-duong-chat-hieu-qua-cho-cay-trong
Bón phân bón NPK để bổ sung dưỡng chất hiệu quả cho cây trồng

Phân bón NPK có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào?

Do thành phần có cả 3 nguyên tố đạm, lân và kali mà phân NPK có cả những ưu và nhược điểm nhất định:

  • Ưu điểm của phân NPK: Giúp việc trồng trọt dễ dàng và tiện lợi hơn. Phân NPK giúp người nông dân có được phân bón đồng đều dinh dưỡng mà không cần tốn thời gian trộn hỗn hợp phân đơn. Do có những công thức chuyên dùng nên cũng có hiệu quả với cây trồng cao hơn.
  • Nhược điểm của phân NPK: Do được trộn sẵn tỷ lệ nên khó điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng. Vì vậy mà người nông dân thường phải đổi nhiều loại phân NPK trong quá trình trồng trọt.

Các tỷ lệ phân bón NPK hiện đang phổ biến?

Tỷ lệ phần trăm thành phần dinh dưỡng được ghi trên bao bì theo thứ tự N, P và K. Với mỗi sản phẩm có con số khác nhau thì sẽ có tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau, mang lại hiệu quả khác nhau cho cây trồng. Vì vậy cần phải lưu ý tỷ lệ NPK để chọn sản phẩm phù hợp. Một số tỷ lệ NPK phổ biến như:

  • NPK 20-20-20: Cung cấp dinh dưỡng toàn diện giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Nhà nông có thể xem qua một số sản phẩm như NETA LUSH 20, NETA GROW 20 của Netagro để tham khảo về phân bón NPK 20-20-20.
  • NPK 7-5-40: Giúp cây ra hoa sớm, cho trái đẹp, nặng ký, ngọt và hạn chế bệnh trên trái.
  • NPK 30-11-11 Tăng sức sống cho cây, tăng khả năng sinh trưởng phát triển, sức đề kháng và phục hồi cây hiệu quả. Sản phẩm NETA N30 của Netagro là một gợi ý hiệu quả cho nhà nông.
  • NPK 8-55-8: Giúp kích thích rễ dài khỏe. Đồng thời hỗ trợ cây sinh trưởng ổn định, xanh tốt, cứng cáp và nhanh cho nông sản chất lượng.
Mot-so-ty-le-loai-phan-bon-npk-pho-bien-hien-nay
Một số tỷ lệ, loại phân bón NPK phổ biến hiện nay

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về phân bón NPK Netagro muốn nói đến. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân NPK chất lượng, đa dạng để cải tạo đất thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

2 thoughts on “Phân bón NPK là gì? Các loại phân bón NPK và ưu, nhược điểm?

  1. Pingback: Vai trò quan trọng của nguyên tố đa lượng cho cây trồng

  2. Pingback: Phân NPK cho cây trồng và cách sử dụng hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *