Trong suốt vòng đời của mình, cây trồng cần nhiều các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau để có thể sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao, cho nông sản chất lượng. Và trong đó thì nguyên tố đa lượng cho cây trồng chính là nhóm nguyên tố quan trọng nhất. Việc thiếu hay thừa dinh dưỡng đa lượng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cây và chất lượng nông sản. Netagro với bài viết dưới đây sẽ đề cập rõ hơn thông tin về nguyên tố đa lượng, hy vọng có thể giúp nhà nông hiểu thêm về nhóm nguyên tố quan trọng này.
Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là gì? Các loại nguyên tố đa lượng cho cây trồng
Để có thể đề cập cụ thể hơn về vai trò của các nguyên tố đa lượng cho cây trồng, ta cần phải biết về tính chất cũng như các nguyên tố đa lượng cụ thể. Từ đó, nhà nông sẽ có cơ sở để lựa chọn dinh dưỡng phù hợp cung cấp cho cây trồng.
Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng?
Nguyên tố đa lượng là nhóm nguyên tố tham gia cấu tạo nên các tế bào sống. Chúng có vai trò quan trọng để tạo nên phân tử sinh học lẫn thành phần hóa học tế bào. Vì vậy mà có thể nói, nhóm nguyên tố đa lượng có khả năng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách toàn diện.
Dinh dưỡng đa lượng cho cây trồng bao gồm các nguyên tố nào?
Dinh dưỡng đa lượng bao gồm ba nguyên tố chính là N (đạm), P (lân) và K (kali).
- Đạm (N): Là nguyên tố đặc thù của protein có vai trò quan trọng với hoạt động sống của cây. Đạm giúp hình thành tế bào mô sống, tăng diệp lục thúc đẩy quang hợp cho cây. Cùng với đó là tích lũy dinh dưỡng cần thiết cho các giai đoạn như hình thành quả, hạt.
- Lân (P): Nguyên tố đa lượng cho cây trồng này là thành phần của nhân tế bào. Vì vậy mà lân rất cần cho cây hình thành các bộ phận mới. Đồng thời, lân cũng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cây trồng. Từ đó thúc đẩy việc tổng hợp protein và chất béo trong cây.
- Kali (K): Đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng cho cây trồng hoạt động. Bên cạnh đó, kali cũng cần để xúc tiến quá trình quang hợp, tổng hợp cacbon và gluxit của cây. Hay nói cách khác, cung cấp kali có thể điều chỉnh hoạt động trao đổi chất, sinh lí của cây.
Vai trò không thể thiếu của các nguyên tố đa lượng cho cây trồng
Với những cấu tạo, tính chất riêng biệt khác nhau thì vai trò cụ thể đối với cây trồng của 3 loại nguyên tố đạm, lân và kali này cũng khác nhau. Cụ thể vai trò của 3 nguyên tố đa lượng cho cây trồng sẽ được Netagro trình bày dưới đây.
Đạm (N)
Dinh dưỡng này được cây hấp thụ chủ yếu ở dạng vô cơ. Cụ thể là nitrat (NO3-) và amon (NH4+). Vai trò của đạm phát huy tối đa ở giai đoạn tăng trưởng, phát triển thân, cành và lá của cây. Cây được bón đủ đạm sẽ:
- Tăng trưởng tốt: Phát triển cành lá xanh tươi và đâm nhiều chồi, cành lá.
- Có quá trình quang hợp mạnh: Giúp cây phát triển tốt hơn, lá có kích thước to xanh, xum xuê.
- Có quả phát triển nhiều, chất lượng: Nhờ vào khả năng hỗ trợ tích trữ dinh dưỡng của đạm. Từ đó giúp tối ưu hóa lượng dinh dưỡng cần thiết cho các giai đoạn phát triển của cây.
Lân (P)
Lân là một nguyên tố đa lượng cho cây trồng rất quan trọng trong thời gian đầu sau gieo trồng. Đồng thời lân cũng cần để kích thích quả chín cho cây. Cây trồng được bổ sung lân đúng liều lượng, đúng thời điểm sẽ có những biểu hiện vượt trội sau:
- Có bộ rễ phát triển tốt, mạnh và lan rộng, sâu trong lòng đất nhờ lân kích thích rễ phát triển. Từ đó hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn cho cây.
- Quá trình phát triển các bộ phận diễn ra nhanh hơn nhờ lân được cung cấp cho cây. Cụ thể là kích thích đẻ nhánh, đâm chồi, hình thành mầm hoa, phát triển quả non,…
- Có khả năng chống chịu tốt trước điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ngoài ra cũng có sức đề kháng cao trước sâu bệnh gây hại.
Kali (K)
Kali thường được sử dụng để tăng năng suất và chất lượng của nông sản. Đặc biệt với các nhóm cây chứa nhiều đường và tinh bột như lúa, ngô, khoai tây,… thì vai trò của nguyên tố đa lượng cho cây trồng này càng quan trọng hơn. Kali được cung cấp cho cây trồng sẽ giúp cây:
- Tăng hiệu suất quang hợp nhờ vào hiệu quả hỗ trợ quá trình quang hợp diễn ra liên tục.
- Tăng khả năng hút nước của rễ qua việc tăng áp suất thẩm thấu. Đồng thời điều khiển hoạt động đóng và mở của khí khổng. Qua đó giúp tăng khả năng chống hạn cho cây, giúp cây không bị mất quá nhiều nước.
- Phát triển mô chống đỡ, bó mạch của cây giúp cây được cứng chắc, hạn chế bị đổ ngã.
- Đặc biệt quan trọng trong gia tăng chất lượng nông sản. Cụ thể giúp tăng đường, tinh bột trong quả, củ. Kali làm quả có màu đẹp, chắc hạt, hương vị thơm. Hơn nữa cũng tăng khả năng bảo quản cho nông sản.
Biện pháp bổ sung nguyên tố đa lượng cho cây trồng hiệu quả
Như vậy, với những vai trò quan trọng đó, người nông dân cần phải lưu ý bổ sung đúng, đủ, kịp thời nguyên tố đa lượng cho cây trồng. Trong đó, cách hiệu quả nhất là bổ sung dinh dưỡng thông qua việc bón phân. Ngoài phân bón NPK thông dụng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng thì còn có một số loại phân bón khác phù hợp với nhu cầu bổ sung một dinh dưỡng nhất định như:
- Đạm: Bổ sung bằng phân đạm cá Fish Protein. Có thể dùng nhiều phân chuồng ủ hoai giúp cây trồng hấp thu trong thời gian dài.
- Lân: Bổ sung với vật chất hữu cơ nhiều lân, phân dơi, phân xanh,… kết hợp với cân bằng pH đất.
- Kali: Bón các loại như Neta K-Chelate giúp trái to đều, màu đẹp, chất lượng,…
Ngoài ra, nhà nông cũng có thể tham khảo nhiều hơn về phân bón NPK để cung cấp dinh dưỡng đa lượng cho cây trồng hiệu quả qua bài viết sau: Phân bón NPK là gì? Các loại phân bón NPK và ưu, nhược điểm?
Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về nguyên tố đa lượng cho cây trồng mà Netagro muốn nói đến. Để cây sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao thì việc bón phân hợp lý để bổ sung dinh dưỡng đa lượng cho cây trồng là rất quan trọng. Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón chất lượng giúp bổ sung nguyên tố đa lượng hiệu quả thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà bạn đang tìm kiếm.
Pingback: Phân bón NPK là gì?Các loại phân bón NPK và ưu, nhược điểm
Pingback: Phân bón vi lượng và cách sử dụng hiệu quả cho cây trồng