Trong nông nghiệp, ngoài việc chăm sóc đúng cách, hợp lý thì cây trồng cũng cần một môi trường sống chất lượng và phù hợp để có thể phát triển đạt năng suất cao. Và kết cấu đất trồng chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề này. Vì vậy, người nông dân cần phải hiểu rõ hơn về kết cấu của đất để có thể lựa chọn, quản lý hiệu quả. Từ đó tạo ra môi trường sống và phát triển tốt nhất cho cây trồng đạt năng suất cao.
Đất là gì? Kết cấu đất trồng là gì?
Đất được tạo thành từ tổ hợp nhiều hạt cơ giới có kích thước khác nhau. Những hạt này không tồn tại rời rạc mà liên kết với nhau bởi sợi nấm, “chất keo” của vi sinh vật và chất hữu cơ. Chính sự liên kết đó tạo thành những cụm hạt, hay còn gọi là đoàn lạp và tạo thành kết cấu tự nhiên cho đất.
Từ đó, có thể nói kết cấu đất trồng chính là sự sắp xếp của các hạt cơ giới trong đất. Vì vậy mà nó phản ánh số lượng, tính chất loại hạt trong một tầng hoặc cả phẫu diện đất. Kết cấu đất được hình thành và phát triển, thay đổi cùng với quá trình hình thành và sử dụng đất. Do đó, nó không mang tính cố định mà thay đổi liên tục và được xác định qua tính chất đất như hình dạng, kích thước, độ bền,…
Những điều quan trọng cần biết về kết cấu đất trồng
Vì kết cấu đất trồng không cố định nên nhà nông cần có những biện pháp quản lý phù hợp. Và để thực hiện quản lý, cải tạo đất hiệu quả thì cần phải biết về vai trò cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu đất nông nghiệp.
Vai trò của kết cấu đất nông nghiệp
Kết cấu của đất trồng chính là yếu tố quan trọng điều tiết độ phì nhiêu của đất. Đất trồng có kết cấu đất tốt sẽ có một số ưu điểm vượt trội giúp cây phát triển như:
- Giúp cây trồng hấp thụ nước tối ưu và tiết kiệm nước tưới nhờ giữ được nhiều nước trong đất.
- Đất thoáng khí giúp cung cấp đủ oxy cho cây cũng như cho vi sinh vật hoạt động.
- Đất tơi xốp giúp người nông dân có thể xử lý đất trồng hiệu quả hơn. Từ đó hạt cũng dễ mọc và rễ cây dễ phát triển.
- Kết cấu đất trồng tốt giúp nước và không khí điều hòa với nhau. Từ đó giúp cây có đủ thức ăn và mùn vẫn được tích lũy nhờ hai quá trình phân giải, tích lũy chất hữu cơ xảy ra đồng thời.
- Giảm xói mòn đất nhờ nước thấm nhanh…
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu của đất
Các yếu tố làm thay đổi kết cấu đất nông nghiệp có khá nhiều. Tuy nhiên chỉ có 3 yếu tố chính là tác động trực tiếp và nhiều nhất:
- Cơ giới: Tác động của người, súc vật và vật chất đi lại trên mặt đất. Bên cạnh đó, hạt kết cấu còn bị phá hủy do tác động của gió, mưa.
- Hóa lý học: Do thay đổi ion trong suốt quá trình canh tác. Điều này gây mất cân bằng và phá vỡ liên kết của hạt đất. Yếu tố này hình thành khi nông dân bón phân vô cơ mà không kết hợp với phân hữu cơ.
- Vi sinh vật (háo khí) tồn tại ở đất bạc màu không được bón phân hữu cơ. Nếu vi sinh vật phát triển mạnh thì sẽ chặt đứt liên kết hạt đất.
Một số loại đất phổ biến trong nông nghiệp hiện nay – phân loại theo kết cấu đất trồng
Các loại đất trong nông nghiệp hiện nay cũng được phân loại dựa trên kết cấu đất trồng. Theo đó, mỗi loại sẽ có đặc điểm và loại cây trồng phù hợp khác nhau. Cụ thể được Netagro trình bày tiếp sau đây.
Đất sét
Là loại đất cấu tạo từ các hạt kích thước nhỏ. Đất sét có khả năng giữ và hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng tốt. Bên cạnh đó chất hữu cơ trong loại đất này cũng phân giải chậm nên tích trữ được nhiều.
Những cây trồng thích hợp là loại cây giữ nước hoặc lấy củ quả.
Đất cát
Hình thành do sự phân hủy, phân mảnh của các loại đá khác nhau. Loại đất này có khả năng thoát nước tốt và dễ đào xới. Kết cấu đất trồng có lỗ rỗng lớn cho phép rễ cây được di chuyển dễ dàng, đơn giản trong đất.
Thích hợp để trồng rau xanh, cây dương liễu, cây có củ như khoai, lạc,…
Đất thịt
Là dạng đất cân bằng của cát và sét với kết cấu bao gồm phù sa, cát, sét, nước, không khí và chất hữu cơ. Loại đất này rất tốt cho sự phát triển của cây trồng và vi sinh vật. Đất thịt là một trong những loại đất phổ biến cho canh tác, trồng cây.
Thích hợp với nhiều loại cây trồng như rau, cây ăn quả, cây hoa cảnh, cây dược liệu,…
Một số biện pháp cải thiện kết cấu đất trồng
Như vậy, có thể thấy kết cấu đất trồng là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nông sản thu được. Tuy nhiên, do kết cấu đất luôn thay đổi nên người nông dân cần phải có biện pháp quản lý và cải thiện kịp thời.
Một số biện pháp hiệu quả vượt trội được Netagro gợi ý như:
- Tăng cường mùn cho đất: Bổ sung chất hữu cơ thông qua bón các loại phân bón hữu cơ như phân bón đạm cá hồi Fish Protein nhập khẩu từ Hàn Quốc.
- Tác động của thực vật: Sử dụng rễ, xác của cây để cung cấp nguồn đạm tự nhiên cho đất.
- Thực hiện canh tác nông nghiệp hợp lý: Làm đất đúng cách, đúng thời điểm. Luôn lưu ý bón phân hữu cơ phải kết hợp với phân vô cơ.
- Bón vôi: Giúp khử độc và tăng cường kết cấu cho đất trồng.
Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về kết cấu đất trồng mà Netagro muốn nói đến. Để quản lý và cải thiện kết cấu đất nông nghiệp, giúp cây trồng có môi trường phát triển tốt nhất thì việc bón phân hữu cơ đúng loại, đúng cách là rất quan trọng. Nếu bà con đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón hữu cơ chất lượng thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến chính là đối tác uy tín, an toàn mà bạn đang tìm kiếm.
Sản phẩm nổi bật
NETA SEAWEED
NETA SUPER HUMATE
NETA COPPER
NETA FOX
NETA BOR
NETA CA
NETA CABO
NETA BUD