Cây lúa là loại cây có vai trò chủ yếu trong nền nông nghiệp của nhiều nước châu Á. Đặc biệt là đối với nền nông nghiệp của Việt Nam – nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới. Chính vì vậy mà việc đảm bảo năng suất sản xuất lúa là rất quan trọng. Trong đó, hiểu và cung cấp đúng, đầy đủ dinh dưỡng cho lúa là điều kiện hàng đầu để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Hiểu được điều mà bà con nông dân quan tâm, Netagro với bài viết dưới đây sẽ đồng hành cùng nhà nông tìm hiểu rõ hơn về những dinh dưỡng cần thiết cho lúa.
Dinh dưỡng cho lúa là gì?
Trước khi đề cập đến dinh dưỡng cho lúa, nhà nông có thể xem qua một số thông tin cơ bản về dinh dưỡng cho cây trồng. Nói một cách ngắn gọn, dinh dưỡng cho cây trồng có vai trò như “thức ăn” giúp cây duy trì sự sống và phát triển. Vào năm 1980 và 1998, hai nhà thực vật học Galston và Lincoln Taiz đã tìm ra tổng cộng 19 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Bao gồm các nguyên tố từ nhóm phi khoáng đến nhóm đa-trung-vi lượng.
Tùy theo loại cây trồng mà sẽ có nhu cầu về 19 nguyên tố dinh dưỡng khác nhau. Và với cây lúa, đó là các nguyên tố:
- Nhóm nguyên tố dinh dưỡng phi khoáng: hydro (H), oxy (O) và carbon (C) đến từ thiên nhiên
- Nhóm chất đa lượng: Nitơ (N), Photpho (P), Kali (K).
- Nhóm chất trung lượng: Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu huỳnh (S).
- Nhóm chất vi lượng: Boron (B), Đồng (Cu), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Silic (Si) và Kẽm (Zn).
Các nguyên tố dinh dưỡng trên chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên, tùy theo giống lúa mà cũng có nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng nên nhà nông cũng cần phải chú ý đến tình hình thực tế của cây lúa để cung cấp dưỡng chất thích hợp.
Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng cho lúa tiêu biểu
Trong những dinh dưỡng cho lúa đã đề cập đến ở trên thì cây lúa lấy 3 nguyên tố nitơ, photpho và kali làm dinh dưỡng chính. Đối với những nguyên tố khoáng còn lại thì cây lúa cần ít hơn.
Đạm (N)
Đạm, hay còn gọi là Nitơ, là nguyên tố có vai trò quan trọng nhất đối với cây lúa. Nguyên tố này tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cây. Có vai trò là thành phần chính tạo nên protein, mô sinh trưởng cũng như tế bào của lúa. Đồng thời, đạm cũng tham gia vào các hoạt động sinh lý của cây.
Theo đó, cây lúa được cung cấp đầy đủ đạm sẽ:
- Có khả năng đẻ nhánh nhanh chóng
- Có thân lá phát triển tốt và tán lá to khỏe
- Cây lúa có đòng to, ra bông lớn và đạt năng suất cao.
Tác dụng của đạm được nhìn thấy rõ ràng nhất ở giai đoạn đầu quá trình sinh trưởng của cây. Nguyên tố dinh dưỡng cho lúa này được cây hút nhiều vào lúc đẻ nhánh và làm đòng. Vì vậy, cần lưu ý giai đoạn sinh trưởng và nhu cầu của cây để bổ sung đạm đủ và kịp thời.
Lân (P)
Lân (Photpho) là một nguyên tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng của cây lúa. Nguyên tố này tham gia vào việc lưu giữ và chuyển hóa năng lượng cho cây. Cụ thể là giúp hình thành diệp lục tăng khả năng quang hợp. Đồng thời cũng tham gia hình thành chất béo, tổng hợp protein và vận chuyển tinh bột.
Qua đó, lân giúp cây lúa:
- Tăng sự phát triển và thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là đối với rễ bên và lông hút.
- Kiềm hãm độc tố từ đất phèn và phèn mặn, hỗ trợ lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
- Giúp cây đẻ nhánh năng suất, bộ rễ phát triển được khỏe mạnh và tốt.
- Thúc đẩy được lúa làm đòng to và trổ bông đều. Ngoài ra còn có thể chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Lân là nguyên tố dinh dưỡng cho lúa được dùng nhiều trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, nhưng mạnh hơn ở thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Qua đó giúp cây phát triển với nền tảng là bộ rễ vững chắc.
Kali (K)
Kali là nguyên tố quan trọng đối với nhóm cây chứa nhiều tinh bột, đường. Khác với hai nguyên tố đa lượng còn lại, Kali chỉ tồn tại ở dạng ion trong cây. Do đó, Kali có thể len lỏi vào các bào quan, xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng. Đồng thời, dưỡng chất này cũng giúp thúc đẩy tổng hợp protit và hạn chế tích lũy nitrat trong lá.
Nhờ vậy mà Kali khi được bón đầy đủ, hợp lý cho cây lúa sẽ giúp:
- Xúc tiến vận chuyển dinh dưỡng làm tăng cường khả năng hô hấp của cây.
- Tăng khả năng hút nước của rễ, hạn chế việc lúa mất nước trong điều kiện bất lợi.
- Cây lúa phát triển cứng cáp và không bị đổ. Đồng thời, giúp cây ra hạt chắc, nặng trĩu.
- Tăng khả năng chịu hạn và chịu rét của cây, giúp cây vượt qua thời tiết bất lợi.
Kali cần được chú ý bổ sung nhiều ở giai đoạn đòng trổ và nuôi hạt của cây lúa. Từ đó giúp cây phát triển tốt, có năng suất và chất lượng nông sản cao.
Các cách bổ sung dinh dưỡng cho lúa hiệu quả
Ngoài vai trò của một số chất dinh dưỡng cho lúa đã được đề cập thì những nguyên tố dinh dưỡng khác cũng có vai trò nhất định đối với cây lúa. Vì vậy mà nhà nông cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển được tốt nhất. Trong đó, bón phân là phương pháp hiệu quả cung cấp dinh dưỡng cần thiết đầy đủ cho lúa.
- Phân bón hữu cơ có thành phần chứa các dưỡng chất hữu cơ tổng hợp giúp tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đồng thời cũng cải tạo đất giúp tạo môi trường tốt cho cây phát triển. Chẳng hạn các sản phẩm như Fish Protein, Neta Super Humate,…
- Phân bón NPK và trung vi lượng tùy vào giai đoạn sinh trưởng của lúa. Nhằm cung cấp đầy đủ nhất những dưỡng chất đa-trung-vi lượng mà cây lúa cần để phát triển năng suất cao.
Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về dinh dưỡng cho lúa mà Netagro muốn nói đến. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón chất lượng giúp bổ sung đầy đủ, hiệu quả dinh dưỡng cho cây lúa thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.
Pingback: Giống lúa khỏe - Phương pháp lựa chọn và xử lý tốt nhất
Pingback: Bón phân cho lúa như thế nào để cả vụ đạt năng suất cao?