Giống lúa khỏe – Phương pháp lựa chọn và xử lý tốt nhất

Giong-lua-khoe

Để có một vụ mùa thu hoạch cao và gia tăng được chất lượng nông sản, ngoài việc nâng cao kỹ thuật trồng trọt thì gieo trồng giống lúa khỏe cũng là một điều kiện quan trọng. Theo nghiên cứu cho thấy, gieo trồng giống cây lúa có chất lượng cao giúp tăng năng suất 5 – 20%. Việc trồng những hạt giống khỏe sẽ giúp cây lúa phát triển được khỏe mạnh hơn. Từ đó có thể chịu đựng cũng như vượt qua được những điều kiện bất lợi.

Một số giống lúa phổ biến cần biết để thực hiện chọn giống lúa khỏe hiệu quả 

Thực hiện chọn lọc để gieo trồng giống lúa khỏe giúp quá trình phát triển của cây và chăm sóc của nhà nông sau này được thuận lợi, dễ dàng hơn. Theo đó, một số giống cây lúa được trồng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay là:

  • Giống lúa OM7347: Đây là giống được lai tạo vào năm 2005. Giống lúa này thích nghi tốt với đất phèn, chua và đất hơi mặn. Cây lúa có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày và cho năng suất trung bình 6 – 8 tấn/ha.
  • Giống lúa Đài Thơm 8: Trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Hạt giống có thời gian sinh trưởng vào vụ Xuân 125 – 130 ngày và vụ Mùa là 100 – 105 ngày. Năng suất giống lúa trung bình 6,5 – 7 tấn/ha và có thể tăng nếu thâm canh tốt.
  • Giống lúa ST 21-3: Đây là giống được đưa vào nhóm cho ra gạo ngon thương hiệu Việt. Hạt giống cần thời gian sinh trưởng 100 – 115 ngày và cho năng suất trung bình 5 – 6 tấn/ha.
  • Giống lúa lai KC06-1: Trồng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Cây lúa sinh trưởng cần 95 – 105 ngày, cho năng suất rất cao từ 8 – 10 tấn/ha.
Giong-lua-khoe-Dai-Thom-8-duoc-trong-pho-bien-hien-nay
Giống lúa khỏe Đài Thơm 8 được trồng phổ biến hiện nay

Phương pháp chọn giống lúa khỏe hiệu quả 

Có nhiều cách để chọn lọc giống lúa khỏe giúp cho việc gieo trồng thuận lợi, đạt năng suất cao. Tuy nhiên, nhìn chung các phương pháp đều thực hiện chọn hạt giống theo một số tiêu chí nhất định.

Yêu cầu của hạt giống khỏe 

Theo đó, hạt giống cây lúa khỏe, đạt tiêu chuẩn cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Hạt giống là hạt thuần và đúng giống. Hạt cần phải đồng nhất về kích cỡ và không bị lẫn vào những hạt của giống khác, hạt cỏ hay tạp chất.
  • Về bề ngoài, hạt giống phải sáng mẩy. Các hạt không hoặc có rất ít hạt lem (0,5% trong tổng hạt), hạt lửng và hạt dị dạng.
  • Hạt giống cây lúa khỏe có tỷ lệ nảy mầm cao, khoảng hơn 80%. Cây mạ (cây lúa non) cần có sức sống mạnh.
  • Trong hạt giống không bị côn trùng cắn phá, không bị sâu mọt. Đồng thời, cũng không được lẫn hạch nấm và không mang mầm bệnh nguy hiểm.

Một số phương pháp khác 

Ngoài những yêu cầu chính đã nói đến ở trên thì để đảm bảo chọn được giống lúa khỏe, cần phải chú ý thêm một số yêu cầu về chất lượng hạt giống và mức độ sạch bệnh. Cụ thể các loài dịch hại hạt giống là: nấm, vi khuẩn, côn trùng hay virus. Các dịch hại này sẽ gây ra một số bệnh trên hạt cũng như cây lúa sau này như lem lép hạt, lúa von, khô vằn, cháy lá, nám bẹ,…

Để tránh những hạt bị nhiễm bệnh hại, có thể dùng một số phương pháp như Blotter, phương pháp giấy cuộn, phân tích lỏng, cấy hạt lên môi trường hay trắc nghiệm triệu chứng trên cây mạ.

Cac-phuong-phap-yeu-cau-de-chon-giong-lua-khoe
Các phương pháp, yêu cầu để chọn giống lúa khỏe

Xử lý đảm bảo giống lúa khỏe trước khi gieo trồng 

Sau khi lựa chọn giống lúa khỏe, nhà nông cần có cách xử lý phù hợp trước khi gieo sạ. Nhằm loại bỏ các tác nhân xấu, bệnh hại truyền từ vỏ hạt giống sang mầm lúa và trên cây lúa sau này. Qua đó giúp giữ được chất lượng hạt giống trước khi thực hiện gieo trồng, đảm bảo cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh. Sau đây là một số biện pháp thường được nhà nông áp dụng.

Xử lý bằng nước muối 15%

Dùng nước sạch pha với một lượng muối khoảng 15%. Chẳng hạn như 1 lít nước sẽ được pha với 150g muối ăn. Sau đó khuấy đều cho muối tan hết rồi cho hạt giống lúa vào dung dịch. Sau khoảng 5-10 phút sẽ vớt bỏ hạt nổi (vì đó là các hạt lép, hạt bị bệnh) và đem hạt chìm đi ngâm ủ để gieo sạ. Nhờ đó cây lúa sẽ phát triển khỏe, chất lượng và ít bị bệnh từ hạt.

Xử lý với nước nóng khoảng 54 độ C

Dùng biện pháp 3 sôi 2 lạnh. Lượng nước cần phải gấp 3-5 lần lượng hạt lúa cần xử lý và đảm bảo nhiệt độ 54 độ C. Từ đó giúp phá miên trạng của hạt giống, diệt mầm bệnh hại đảm bảo hạt giống lúa khỏe.

Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%)

Dùng 10 lít nước sạch pha với 200-300g vôi cục hay 400-500g vôi mới tôi. Sau khi để lắng 15-20 phút thì lọc 6-7 lít nước vôi trong để ngâm 6-7 kg hạt lúa giống. Thời gian ngâm từ 10-12 giờ, linh hoạt lượng nước vôi trong tùy theo lượng lúa giống cần gieo sạ.

Xu-ly-giong-lua-khoe-truoc-khi-gieo-sa-de-dam-bao-cay-lua-phat-trien-tot
Xử lý giống lúa khỏe trước khi gieo sạ để đảm bảo cây lúa phát triển tốt

Xử lý bằng các thuốc trừ nấm

Ngăn được sự tấn công của các loài sâu hại cây lúa ngay từ ban đầu như bọ trĩ, rầy nâu,… Đồng thời còn có thể diệt trừ các mầm bệnh tiềm ẩn trên hạt giống cây lúa.

Một số lưu ý khác để duy trì năng suất và chất lượng của giống lúa khỏe

Ngoài việc có những biện pháp lựa chọn và xử lý trên hạt giống để đảm bảo giống lúa khỏe thì cần phải chú ý và quan tâm xử lý những yếu tố khác ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa như:

  • Cần xử lý, cải tạo đất trồng lúa: Nhằm tạo môi trường sống tốt nhất cho cây lúa phát triển. Có thể cải tạo đất trồng qua các kỹ thuật làm đất, canh tác, sử dụng biện pháp thủy lợi, che phủ đất hoặc tăng bón lót bằng phân hữu cơ như sản phẩm Fish Protein.
  • Lưu ý nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa: Giúp nhà nông xác định được loại và lượng phân bón cần thiết cho cây lúa. Nhờ đó cung cấp được đúng và đủ dưỡng chất cho lúa sinh trưởng và phát triển năng suất cao.
  • Chú ý về cách bón phân cho cây lúa: Bón phân cần phải đúng và đủ dinh dưỡng cho cây lúa. Bên cạnh đó, cũng phải lưu ý về giai đoạn sinh trưởng của cây để có cách bón phù hợp.
Can-ket-hop-cac-yeu-to-khac-voi-giong-lua-khoe-de-co-mua-vu-nang-suat-cao
Cần kết hợp các yếu tố khác với giống lúa khỏe để có mùa vụ năng suất cao

Phía trên là toàn bộ thông tin khái quát về cách chọn và xử lý giống lúa khỏeNetagro muốn nói đến. Đồng thời với gieo trồng hạt giống tốt thì việc bón phân hợp lý cho lúa cũng rất quan trọng. Nếu bà con nông dân đang tìm kiếm nguồn cung cấp phân bón chất lượng cho cây lúa thì Netagro chuyên phân phối các loại phân bón nhập khẩu chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hướng đến mục tiêu kết nối nhà nông Việt chính là đối tác uy tín, an toàn mà nhà nông đang tìm kiếm.

3 thoughts on “Giống lúa khỏe – Phương pháp lựa chọn và xử lý tốt nhất

  1. Pingback: Bón phân cho lúa như thế nào để cả vụ đạt năng suất cao?

  2. Pingback: Dinh dưỡng cho lúa bao gồm những dưỡng chất nào?

  3. Pingback: Nam Trung bộ phấn khởi vì vụ lúa hè thu được mùa trúng giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *